Giáo án Địa lý 12 bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, dịch vụ mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, dịch vụ – Mẫu giáo án số 1

Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

I/Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội, ngoại thương và du lịch

- Phân tích được các nguồn tài nguyên du lịch của nước ta

- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các trung tâm du lịch chính ; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

2. Kỹ năng:

- Vẽ và phân tích các bảng , biểu số liêụ, các biểu đồ để biết tình hình xuất nhập khẩu nước ta.

Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phan tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch

1.Thái độ :

- Có trách nhiệm trong việc quảng bá các nguồn tài nguyên du lịch , trách nhiệm trong việc bảo về môi trường du lịch.

II/Phương tiện dạy học :

-Átlat Địa lí

-Tranh ảnh về hoạt động thương mại, du lịchVN.

III/Tiến trình dạy học :

1/ Ổn định :

2/ Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra bài thực hành ( 5 hs)

3/Giới thiệu bài mới :

Trong ngành dịch vụ nói chung, một hoạt động đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sự phát triển của đất nước. Đó là thương mại mà trong đó nổi bật là hoạt động xuất, nhập khẩu…. và ngành du lịch .

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

HĐ1 : Cá nhân

Giáo viên cho hs nghiên cứu SGK mục a và nêu tóm tắt sự phát triển của ngành nội thương qua 3 thời kỳ : Phong kiến, thuộc Pháp và hiện nay ?

Giáo viên cho hs quan sát biểu đồ(hình 43.1) và cho biết nét cơ bản về thành phần trong nội thương của nước ta.

Cho biết những vùng cókinh tế phát triển ? Từ đó cho biếtnhững vùng có hoạt động buôn bán tấp nập, các trung tâm buônbán lớn của nước ta ?

HĐ2 :

B1: Trình bày tình hình phát triển của ngành ngoại thương ?

B2: Nhóm ( 2 nhóm lớn )

Mỗi nhóm nghiên cứu nội dung và nêu cho được : tình hình phát triển , cơ cấu, những mặt hàng chủ yếu ,thị trường.

Nước ta xuất khẩu đến 219 quốc gia vùng lãnh thổ

Nước ta nhập khẩu từ 151 quốc gia vùng lãnh thổ

HĐ1 : Cá nhân ( hoặc cặp đôi )

Giáo viên cho hs nghiên cứu nội dung phần 1 SGK và nêu lên những nguồn tài nguyên du lịch của nước ta ( tự nhiên và nhân văn )

Xác định sự phân bố một số nguồn tài nguyên du lịch ( Hạ Long Phong Nha-Kẻ Bàng , Bạch Mã , Đà Lạt, Sapa, Hồ Ba Bể,Rừng Cúc Phương, Rừng cát Tiên,Đền Hùng, Địa đạo Củ Chi, Vịnh Mốc, …

Những khó khăn trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch nước ta là gì ?

HĐ2 :

B1 : Cá nhân

Phân tích biểu đồ (hình 44.2)

Nêu lên tình hình phát triển ngành du lịch nước ta ?

B2 : sử dụng bản đồ du lịch

Phát triển du lịch bền vững:

Bền vững kinh tế , xã hội, tài nguyên – môi trường

Giải pháp :

- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo

- Tôn tạo bảo vệ tài nguyên- môi trường

- Quy hoạch , giáo dục và đào tạo về du lịch

I/ Thương mại:

1/Nội thương :

Nền kinh tế phát triển , hàng hoá nhiều, cơ chế thị trường, hội nhập đã làm cho nội thương phát triển mạnh mẽ

Cơ cấu nội thương theo thành phần kinh tế :

Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, khu vực có vốn nước ngoài tăng nhưng tỉ lệ rất nhỏ.

2/ Ngoại thương :

1/ Tình hình phát triển :

- Cán cân xuất, nhập khẩu ngày càng cân đối

- Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá .

- Giá trị xuất nhập khẩu đều tăng

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có sự thay đổi tích cực:

hàng xuất khẩu : hàng công nghiệp nặng khoáng sản, hàng công nghiệpnhẹ, hàng tiểu thủ công nghiệphàng nông lâm thuỷ sản

Hàng gia công chiếm tỉ lệ còn lớn

Hàng nhập khẩu : nguyên liệu, tư liệu SX, hàng tiêu dùng

Thị trường xuất khẩulớn nhất : Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc .

Thị trường nhập khẩu: Châu Á-Thái Bình Dương ( 80%) , Châu Âu, Bắc Mĩ.

II/ Du lịch :

1/ Tài nguyên du lịch :

a/ Tự nhiên :

- Địa hình ( caxtơ),nhiều thắng cảnh đẹp, bãi biển dài, ấm, đẹp

-Khí hậu : ấm phân hoá theo từng miền, độ cao

- Thuỷ văn : Vùng sông nước, nguồn nước khoáng thiên nhiên

-Sinh vật : Hệ thống vuờn quốc gia

b/ Nhân văn :

- Các di tích văn hoá- lịch sử : vật thể và phi vật thể

- Các lễ hội

- Các làng nghề truyền thống

- Các đặc sản

2/ Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu:

Thực sự phát triển từ thập kỷ 90 ( TKXX)

Lượng khách du lịch từ nước ngoài này càng tăng nhanh.

Sự phân hoá theo lãnh thổ :

Vùng : 3 vùng : Bắc Bộ , Bắc Trung Bộ , Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Trung Tâm :Hà Nội, TPHCM, Huế- Đà Nẵng+ ( Hạ Long Nha Trang, Đà lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ… )

IV/ Đánh giá :

Chứng tỏ hoạt động xuất, nhập khẩu nước ta đang có những chuyển biến tích cực ?

- Kim ngạch xuất, nhập khẩu

- Cơ cấu hàng xuất, nhập

- bạn hàng

V/ Bài tập về nhà :

Vẽ biểu đồ (miền), nhận xét về bảng số liệu (BT1-SGK )

Giáo án Địa lý 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, dịch vụ – Mẫu giáo án số 2

Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương cuả nước ta.

+ Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu vàg các thị trường chủ yếu của Việt Nam.

+ Biết đước các loại tài nguyênchính của nước ta

+ Trình bày được các loại hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng

2. Kĩ năng

+ Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu; các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, thiên văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.

+ Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại, du lịch.

3. Về thái độ, hành vi

+ HS nhận thức được: Du lịch gắn với bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hoá dân tộc.

+ HS có định hướng nghề nghiệp về ngành du lịch ở nước ta.

II. CHUẨN BỊ

+ Bản đồ giáo khoa treo tường du lịch Việt Nam

+ Bản số liệu , biểu đồ các loại về thương mại, du lịch.

+ Tranh ảnh, băng hinh về hoạt động thương mại du lịch.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành thương mại.

+ Nêu khái niệm thương mại ? (HS căn cứ vào kiến thức đã học lớp 10)

+ Hoạt động nhóm: GV chia nhóm.

- Nhóm 1: Tìm hiểu Nội thương.

- Nhóm 2: Tìm hiểu ngoại thương.

+ GV gợi ý:

- Nhóm 1: HS khai thác kiến thức ở biểu đồ 31.1; Giải thích tác động của chính sách phát triển các thành phần KT đã làm cho Nội thương phát triển ?

- Nhóm 2: HS khai thác kiến thức ở biểu đồ 31.2; 31.3 ; Giải thích sự tác động của công cuộc đổi mới tới sự phát triển ngoại thương ?

Nhận xét cơ cấu các mặt hàng XNK nước ta ? Giải thích tình trạng nhập siêu ?

I. Thương mại

1. Nội thương

+ Sau đổi mới nội thương ngày càng phát triển (Hàng hoá nhiều, thị trường tấp nập..) VD: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.

+ Hoạt động mua bán và doanh thu cao tập trung nhiều ở KV ngoài Nhà nước.; KV có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm tỷ trọng cao dần.

+ Nguyên nhân: Chính sách phát triển các thành phần KT; Các điều kiện TN, KT-XH….

2. Ngoại thương

+ Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá; Bạn hàng lớn nhất là Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Ôxtrâylia (VN gia nhập WTO 2007).

+ Quy mô giá trị hàng XNK liên tục tăng; Trong đó XK tăng từ 2,4 tỉ USD- 1990 lên 32,4 tỉ USD- 2005; NK tăng từ 2,8 tỉ USD- 1990 lên 36,8 tỉ USD- 2005; Như vậy NK tăng nhanh hơn XK (Nhập siêu)

+ Cơ cấu các mặt hàng XNK: XK chủ yếu khoáng sản, CN nhẹ, nông- lâm- thuỷ sản..; còn NK chủ yếu máy móc, thiết bị, công nghệ, nó phản ảnh sự phục hồi và phát triển SX, nhu cầu tiêu dùng….

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch.

+ Khái niệm tài nguyên du lịch ?

+ HS phân tích sơ đồ 31.4 để đánh giá tiềm năng du lịch nước ta ?

+ Kể tên và chỉ trên bản đồ 5 di sản vật thể được UNESCO công nhận ?

+ Chỉ trên bản đồ các di sản thiên nhiên thế giới; Di sản văn hoá thế giới ?

Hoạt động 4: Xác định vị trí của các trung tâm du lịch lớn ở nước ta (Nêu đặc trưng cơ bản của từng trung tâm)

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tình hình phát triển và sự phân hoá các vùng du lịch nước ta.

+ Bước 1: HS khai thác biểu đồ 31.6 để thấy được sự phát triển của du lịch nước ta ?

+ Bước 2: Tại sao nước ta phân hoá thành 3 vùng du lịch ? (GV nêu vấn đề để chuyển sang bước 3)

- Tiềm năng phát triển của tửng vùng khác nhau như thế nào ?

- Chính sách và các điều kiện KT-XH phát triển du lịch đối với từng vùng ?

+ Bước 3: Hoạt động nhóm; Nghiên cứu về điều kiện phát triển của từng vùng du lịch ở nước ta.

- Nhóm 1: Bắc Bộ

- Nhóm 2: Bắc Trung Bộ

- Nhóm 3: Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

II. Du lịch

1. Tài nguyên du lịch

+ Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người…nhằm phục vụ nhu cầu du lịch.

+ Tài nguyên du lịch gồm: Tự nhiên, nhân văn (5 di sản vật thể được UNESCO công nhận)

- Tự nhiên: Bãi biển, di sản thiên nhiên, hang động, sông hồ, nước khoáng nước nóng, vườn quốc gia, ĐTV, thuỷ hải sản, khí hậu...

- Nhân văn: Di tích lịch sử, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, lễ hội, làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...

2. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.

+ Du lịch được hình thành từ năm 1960, nhưng tới 1990 mới thực sự phát triển (Nhờ chính sách đổi mới)

+ Từ 1990 đến nay: Doanh thu từ du lịch tăng mạnh (2005 so với 1991 tăng 37,5 lần), trong đó khách nội địa cao và tăng nhanh; Tuy nhiên khách quốc tế cũng đang tăng dần.

+ Phân hoá lãnh thổ (3 vùng du lịch): Bắc Bộ, BTB, NTB và Nam Bộ.

- Bắc Bộ: 29 tỉnh (Hà Tĩnh trở về phía B), nổi bật là Hà Nội- Hải Phòng- Qninh; Đặc trưng là Sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng..

- Bắc Trung Bộ: 6 tỉnh, TP’(QBình, QTrị, T-T-Huế, ĐNẵng, QNam, QNgãi), nổi bật là Huế, Đà Nẵng; Đặc trưng là tham quan, du lịch biển, hang động, du lịch quá cảnh...

- Nam Trung Bộ và Nam Bộ: 29 tỉnh, TP’ còn lại, nổi bật là TPHCM- Nha Trang- Đà Lạt; Đặc trưng là tham quan, nghỉ dưõng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái...

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương ở nước ta là thành phần KT:

a. Nhà nước

c. Tập thể

b. Ngoài Nhà nước*

d. Có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Có giá trị cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu nước ta năm 2006 là:

a. Hàng may mặc

c. Dầu thô*

b. Gạo

d. Hàng thuỷ sản