Giáo án Địa lý 12 bài 17: Lao động và việc làm mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 17: Lao động và việc làm – Mẫu giáo án số 1

BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

-Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.

-Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết

2.Về kỹ năng:

-Phân tích số liêu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm.

II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Các bảng số liệu 22.1; 22.2; 22.3; 22.4

III - HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Khởi động: (Hình thức kiểm tra bài cũ)

+ Nêu đặc điểm dân số và phân bố dân cư!

+ Trình bày hậu quả của đông dân, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lý.

IV - BÀI MỚI:

Tg

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

 

HĐ1: Tìm hiểu nguồn lao động

Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu và trình bày được đặc điểm nguồn lao động

- Phân tích bảng 22.1. Thông qua bảng 22.1 giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Hình thức hoạt động: Cá nhân, lớp, cặp đôi.

Phương pháp dạy học chủ đạo: đàm thoại, vấn đáp

Nội dung của hoạt động:

- Bước 1

+ Hs đọc sgk mục 1 (kênh chữ) tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động - thời gian 1 phút

+ Gv yêu cầu học sinh đánh giá nguồn lao động

. Mặt mạnh

. Mặt tồn tại

. Mối quan hệ giữa đặc điểm dân số và nguồn lao động

. Cho ví dụ chứng minhlao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu.

- Bước 2:

+ Học sinh làm việc cặp đôi: Từ bảng 22.1, hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta à Rút ra ý nghĩa.

Giáo viên tích hợp hướng nghiệp cho học sinh.

- Rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, tổng hợp, khái quát vấn đề cho từng cá nhân học sinh

- Giáo dục lao động hợp tác

- Tích hợp giáo dục hướng nhiệp.

HĐ2: Tìm hiểu cơ cấu lao động

Mục tiêu cần đạt:

- Tìm hiểu việc sử dụng lao động ở nước ta à Đánh giá mặt tiến bộ và hạn chế trong sử dụng lao động, giải thích nguyên nhân

- Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân, lớp.

- Phương pháp DH chủ đạo: Nhóm, đàm thoại

Nội dung hoạt động

Bước 1:

- Giáo viên chia lớp thành 12 nhóm theo bàn, học sinh thảo luận trong 3 phút.

+ Nhóm 1à4: Từ bảng 22.2 hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005

+ Nhóm 5à8: Từ bảng 22.3 hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta gia đoạn 2000-2005

+ Nhóm 9à12: Từ bảng 22.4 nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nông thôn và thành thị ở nước ta.

+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm theo dõi và bổ sung

Bước 2: Gv dùng phương pháp đàm thoại:

+ Đánh giá mặt tiến bộ, tồn tại về sử dụng lao động ở nước ta giai đoạn 2000-2005

+ Nguyên nhân?

Ý đồ thiết kế hoạt động:

-Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm

- Đảm bảo về thời gian.

HĐ3: Tìm hiểu vấn đề việc làm

- Mục tiêu cần đạt:

+ Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết

+ Liên hệ thực tế địa phương, xác định hành động cho bản thân

- Hình thức hoạt dộng: Cá nhân, lớp

- Phương pháp DH chủ đạo: Nêu vấn đề, động não.

- Nội dung của hoạt động: GV nêu vấn đề cho hs tự suy nghĩ

+ Vấn đềviệc làm ở nước ta nói chung và ở đ phương em hiện nay như thế nào? Nguyên nhân?

+ Đề xuất hướng giải quyết! Hành động của bản thân?

- Ý đồ của hoạt động:

+ Kích thích khả năng tư duy sáng tạo, phát triển năng lực tư duy của học sinh

Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn dề thực tiễn xung quanh.

+ Giáo dục tinh thần trách nhiệm, hành động của học sinh

1) Nguồn lao động:

a) Mặt mạnh:

- Nguồn lao động: 51,2% tổng số dân, mỗi năm tăng hơn 1triệu lao động

- Lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong các ngành sx truyền thống

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao

b) Mặt hạn chế:

- Lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu

- Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng, đặc biệt có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH, sơ cấp còn trình độ trung cấp tăng chậm

- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm

2) Cơ cấu lao động:

a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

- Tỷ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư giảm nhưng chậm, chiếm tỷ lệ còn cao trong các khu vực kinh tế

- Tỷ lệ lao động khu vực CN-XD-DV tăng như còn chậm

b) Cơ cấu lao động theo thành phần KT:

- Tỷ lệ lao động thành phần kt nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng

-Tỷ lệ lao động thành phần kt ngoài nhà nước giảm

c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:

- Tỷ lệ lao động thành thị tăng, nông thôn giảm.

- Đánh giá về sử dụng lao động:

+ Tiến bộ?

+ Tồn tại?

à Nguyên nhân?

3) Vấn đề việc làm và hướng giải quyết:

- Việc làm đang là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta hiện nay

- Chứng minh!

- Hướng gải quyết việc làm?

V - Củng cố

- Hs rút ra mối quan hệ giữa dân số, lao động, việc làm

Hoạt động nối tiếp:

Ra bài tập về nhà cho Hs: HS chọn 1 trong 3 bảng số liệu của bài vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động.

VI - Rút kinh nghiệm

Giáo án Địa lý 12 Bài 17: Lao động và việc làm – Mẫu giáo án số 2

Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

+ Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.

+ Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế – xã hội lớn đặt ra với nước ta hiện nay, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng giải quyết việc làm cho người lao động.

2. Kĩ năng

+ Đọc và phân tích các bảng số liệu, đánh giá và nhận xét nguồn lao động.

3. Về thái độ, hành vi

+ Định hướng nghề nghiệp tương lai

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm(phóng to theo SGK)

2. Học sinh: Bài soạn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Kiểm tra kiến thức cũ

Khởi động (2’): Lao động và việc làm là những vấn đề lớn ở nước ta hiện nay, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giải quyết việc làm tốt sẽ cho phép sử dụng tối ưu nguồn lao động….Để hiểu rõ hơn bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.

 

I. Nguồn lao động nước ta

Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân, Tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động nước ta.

GV: chuẩn kiến thức.

HS dựa vào BSLTK về số dân và nguồn lao động và bảng 17.1 SGK, hãy:

+ Chứng minh nguồn lao động nước ta dồi dào.

+ Chứng minh chất lượng lao động ngày càng nâng cao.

+ Những mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

I. Nguồn lao động nước ta

1. Mặt mạnh

+ Dồi dào (Khoảng 42,5 triệu lao động-2005 chiếm 51,2% tổng số dân)

+ Nguồn dự trữ lớn (hàng năm tăng khoảng 1 triệu người)

+ Nguồn LĐ nước ta có nhiều kinh nghiệm SX đặc biệt là SXNN, cần cù chịu khó, có khả năng tiếp thu khoa học KT hiện đại.

+ Chất lượng nguồn LĐ ngày càng nâng lên (Đã qua đào tạo từ 12,3% năm 1996 tăng lên 25% năm 2005)

2. Mặt hạn chế

+ Chất lượng nguồn LĐ còn chưa cao, đặc biệt là đội ngũ quản lí và công nhân lành nghề.

+ Tác phong công nghiệp còn hạn chế

+ Phân bố còn chưa hợp lí (ĐBSH, ĐNB....còn nhiều sức ép)

II. Cơ cấu lao động nước ta

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm, GV chia lớp thành 3 nhóm chính, mỗi bàn là một nhóm nhỏ; Tìm hiểu về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động nước ta; HS dựa vào BSLSGK và hiểu biết của bản thân, hãy:

+ Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần KT, theo thành thị và nông thôn ?

+ Giải thích ?

GV chuẩn kiến thức

Nhóm 1: Cơ cấu lao động theo ngành

Nhóm 2: Cơ cấu lao động theo thành phần KT.

Nhóm 3: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.

Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét,

II. Cơ cấu lao động nước ta

1. Cơ cấu theo ngành

+ Chiếm tỉ lệ cao nhất là nông-lâm-ngư nghiệp.

+ Đang có sự chuyển dịch theo xu hướng, tăng tỉ lệ ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ lệ ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

2. Cơ cấu theo thành phần KT

+ Chiếm tỉ lệ cao là KT ngoài Nhà nước

+ Đang có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần khu vực ngoài Nhà nước, tuy nhiên còn chậm.

3. Cơ cấu theo thành thị và nông thôn

+ Chiếm tỉ lệ cao là khu vực nông thôn

+ Đang có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần khu vực thành thị.

III. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

Hoạt động 3: Hoạt động nhóm, mỗi bàn một nhóm; Tìm hiểu về vấn đề việc làm hiện nay.

GV chuẩn kiến thức

+ Nhóm 1: Vấn đề việc làm

+ Nhóm 2: Hướng giải quyết việc làm.

Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

III. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

1. Vấn đề việc làm

+ Việc làm là vấn đề lớn của nước ta, hàng năm phải giải quyết gần 1 triệu lao động.

+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt (2005 cả nước có 2,1% thất nghiệp, 8,1% thiếu việc làm; Thành thị thất nghiệp 5,3%, nông thôn 1,1%; Thành thị thiếu việc làm 4,5%, nông thôn là 9,3%.

2. Hướng giải quyết việc làm

+ Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động cho hợp lí hơn.

+ Thúc đẩy tăng trưởng KT, chuyển dịch cơ cấu KT, đa dạng hoá các hoạt động SX, chú ý các ngành DV...để tạo việc làm.

+ Tăng cường liên doanh, liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng hàng xuất khẩu...

+ Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, giới thiệu việc làm..

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

V. Đánh giá bài học (5’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Với mức tăng nguồn lao động nước ta khoảng 3%/năm, nền KT nước ta:

a. Có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư

b. Gặp bất lợi trong hạ giá thành sản phẩm

c. Thuận lợi trên bước đường cơ khí hoá, hiện đại hoá

d. Tất cả đều sai

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao:

a. Tâm lí ưa nhàn hạ, thoải mái của nông dân

b. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp

c. Thu nhập của người nông dân thấp

d. Tính chất tự cung tự cấp của nông nghiệp nước ta.

Câu 3: (Chọn đáp án đúng nhất) Đây là hạn chế quan trọng của nguồn lao động nước ta hiện nay:

a. Phân bố không đều trong các ngành KT

b. Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít*

c. Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi

d. Thiếu tác phong lao động công nghiệp

VI. Hướng dẫn về nhà (2’)

+ Trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 76 SGK.