Giáo án Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất

ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ

Giáo án Địa lý 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ – Mẫu giáo án số 1

Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I./ MỤC TIÊU:

Sau bài học, hs cần:

1. Về kiến thức:

- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự pt kt – xã hội của vùng

- Hiểu và trình bày được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất- kỹ thuật của vùng.

- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.

2. Về kĩ năng:

- Xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành SX nổi bật : khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất điện, trồng và chế biến chè, chăn nuôi gia súc.

-Đọc và phân tích khai thác các kiến thức từ Atlat, bản đồ giáo khoa treo tường và bản đồ trong SGK.

-Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến kinh tế của vùng.

- Điền đúng và ghi đúng trên lược đồ VN các thành phố : Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên Phủ

3. Về thái độ, hành vi:

Nhận thức được việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu sắc.

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Bản đồ tựnhiên VN treo tường.

-Lược đồ kinh tế vùng

-Atlat địa lý Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

-Tại sao tài nguyên du lịch lại là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch?

-Phân tích các thế mạnh và hạn chế của tài nguyên du lịch nước ta? Cho biết nhưữg tài nguyên du lịch của Tỉnh Quảng Nam?

3. Bài mới:

- GV cho hs xem một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên, các dân tộc ít người, các cơ sở công nghiệp (nếu có) của vùng và giới thiệu: đây là các hình ảnh về vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Vùng này có những đặc điểm nổi bật gì về tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển kinh tế xã hội ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học này.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung chính

Hoạt động 1:Hình thức: GV – HS (cả lớp)

Bước 1:GV sử dụng bản đồ treo tường kết hợp Atlat để hỏi:

-Xác định vị trí tiếp giáp và phạm vi lãnh thổ của vùng? ->Nêu ý nghĩa?

->HS trả lời ( có gợi ý)->GV chuẩn kiến thức.

-Yêu cầu hs tự xác định 02 bộ phận ĐB và TB (dự vào SGK và Atlat).

*GV nêu thêm vấn đề cho hs khá giỏi: việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa Kinh tế , chính trị, xã hộinhư thế nào?

Chuyển ý

Hoạt động 2:( Hình thức: cặp/nhóm nhỏ)

Bước 1: GV hỏi :

-Vùng có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện?

Thế mạnh đó thể hiện thế nào ở hai tiểu vùng của vùng?

-GV lập bảng sau để hs điền thông tin vào

Bước 2: HS trả lời ( có gợi ý)

Loại khoáng sản

Phân bố

Tên nhà máy

Công suất

Phân bố

Thủy điện

…………...

Nhiệt điện

……………

Bước 3: GV nhận xét, giúp hs chuẩn kiến thức.

Chuyển ý

Hoạt động 3: Tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi.

Hình thức: chia nhóm lớn.

Bước 1: Phân 6 nhóm làm việc và giao nhiệm vụ cho các nhóm: (phát phiếu học tập).

-Nhóm chẵn: tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt.

-Nhóm lẻ: tìm hiểu thế mạnh về chăn nuôi.

Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận, ghi kết quả.

Bước 3: đại diện các nhóm lên trình bày -> các nhóm khác bổ sung-> GV giúp hs chuẩn kiến thức.

Chuyển ý

Hoạt động 4: Tìm hiểu thế mạnh về kinh tế biển.

Hình thức: cá nhân – lớp.

Y/c hs dựa vào SGK và vốn hiểu biết nêu các thế mạnh về kinh tế biển của vùng và ý nghĩa của nó?

->HS trả lời, GV giúp hs chuẩn kiến thức.

1. KHÁI QUÁT CHUNG:

-Gồm 15 tỉnh.

-DT=101.000Km2 = 30,5% DT cả nước. (I).

-DS>12 triệu (2006) = 14,2% DS cả nước.

-VTĐL : Tiếp giáp biên giới TQ, Lào,giáp vùng ĐBSH, BTB.

-> VTĐL thuận lợi + GTVT đang được đầu tư -> thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

=>>Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

.

-Điều kiện phát triển:

+Thuận lợi:

-Giàu khoáng sản.

-Trữ năng lớn nhất nước.

(dẫn chứng).

+Khó khăn:

-Khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.

-Một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…

- Tình hình phát triển:

+Khai thác, chế biến khoáng sản:

-Kim loại: (atlat).

-Năng lượng: (atlat).

-Phi kim loại: (atlat).

-VLXD: (atlat).

->Cơ cấu công nghiệp đa dạng.

+Thủy điện: (kiến thức từ bài công nghiệpnăng lượng)

Tên nhà máy

Công suất

Phân bố

Thủy điện

…………...

Nhiệt điện

……………

*Cần chú ý đến vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

3.Trồng và chế biến cây công nghiệp,cây dược liệu,rau quả cận nhiệt và ôn đới

- Điều kiện phát triển:

+Thuận lợi:

*Tự nhiên:

-Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa…

-Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

-Địa hình cao.

*KT-XH:

- Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất

-Có các cơ sở CN chế biến

-Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi

-> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

+Khó khăn:

-Địa hình hiểm trở.

-Rét, Sương muối.

-Thiếu nước về mùa đông.

-Cơ sở chế biến.

-GTVT chưa thật hoàn thiện

Tình hình phát triển: ( phiếu học tập).

* Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư.

4.Chăn nuôi gia súc

-Điều kiện phát triển:

-Nhiều đồng cỏ.

-Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn.

*Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.

- Tình hình phát triển và phân bố:

( phiếu học tập).

5. Kinh tế biển

-Đánh bắt.

-Nuôi trồng.

-Du lịch.

-GTVT biển…

*Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

IV/ ĐÁNH GIÁ:

-Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TD&MNBB có ý nghĩa kinh tế to lớn, có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc?

-Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng?

-Giải pháp khắc phục các hạn chế để phát huy thế mạnh của vùng

2./ Trắc nghiệm:

Câu 1:Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt bậc nhất Đông Nam Á:

a. Sắtb. Than đá

c. Thiếcd. Apatit

Câu 2: Yếu tố quyết định nhất để TD&MNBB thành vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta:

a. Có đất Feralit màu mỡb. Có địa hình hiểm trở

c. Khí hậu có mùa Đông lạnh và nhiều đồi núi d. Truyền thống canh tác lâu đời

Câu 3: Trữ năng thủy điện lớn nhất nước ta là ở:

a. sông Hồngb.sông Đà

c.sông Thái Bìnhd. sông Kỳ Cùng

Câu 4: Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở TD&MNBB là:

a. Cà Phêb.Cao su

c.Hồ tiêud.Chè

V./HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

-Học và trả lời các câu hỏi trong SGK.

-Xem trước bài mới cho tiết học sau.

VI./ PHỤ LỤC

1./ Phiếu học tập

a./ Thế mạnh về trồng trọt:

a.1. Điều kiện phát triển:

Thuận lợi

Khó khăn

Tự nhiên

KT-XH

Tự nhiên

KT-XH

-Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa…

-Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

-Địa hình cao.

-> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

- Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất

-Có các cơ sở CN chế biến

-Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi

-Địa hình hiểm trở.

-Rét.

-Sương muối.

-Thiếu nước về mùa đông…

-Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.

-GTVT chưa thật hoàn thiện

a.2. Tình hình phát triển và phân bố:

Tên/loại

Tình hình phát triển và phân bố

-Chè

-Hồi, tam thất, đỗ trọng…

-Đào, lê, táo, mận…

-Rau ôn đới

-Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang…

-Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…

-Lạng Sơn, Cao Bằng…

-SaPa…

b./ Tình hình phát triển và phân bố chăn nuôi:

Tên/loại

Tình hình phát triển và phân bố

-Trâu

-Bò

-Gia súc nhỏ

-Chăn thả trong rừng với 1,7 triệu con=50% cả nước

-Lấy thịt + lấy sữa – trên các cao nguyên Mộc Châu, Sơn La…với 900.000 con=18%cả nước.

-Lợn, dê…(Lợn=5,8 triệu con=21% cả nước

Giáo án Địa lý 12 Bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ – Mẫu giáo án số 2

Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Biết được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế – xã hội

+ Biết được ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng

2. Kĩ năng

+ Độc và khai thác các kiến thức từ Atlát Địa lí việt Nam, các bản đồ giáo khoa treo tường và bản đồ trong SGK.

+ Thu thập và xử lí các tư liệu thu thập từcác nguồn khác nhau

3. Về thái độ, hành vi

+ Tăng thêm tình yêu quê hương đất nước. Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

II. CHUẨN BỊ

+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam

+ Bản đồ kinh tế chung của Việt Nam

+ Bản đồ Trrung du và miền núiBắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng

+ Một số tranh ảnh, phim, video (nếu có) về các dân tộc ít người

+ Atlat Địa lí Việt Nam

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và lãnh thổ của vùng

Hoạt động cá nhân: GV Đặt câu hỏi

Em hãy quan sát lược đồ vị trí địa lý khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ xác định vị trí của vùng theo dàn ý:

+ Tiếp giáp: với những quốc gia, vùng biển và khu vực kinh tế nào ?

+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí trong việc phát triển kinh tế – xã hội ?

Một HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng nổi bật về tự nhiên và kinh tế- xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hình thức: Cặp nhóm

-Bước 1: GV chia HS thành các cặp và giao nhiệm vụ.

Nhiệm vụ: Đọc SGK kết hợp với các hình ảnh minh hoạ (Điện Biên Phủ, Vịnh Hạ Long, cộng đồng dân tộc ít người) hãy hoàn thiện phiếu học tập số 1 để làm nổi bật các thế mạnh và các hạn chế của vùng.

-Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận và điền nội dung vào Phiếu học tập 1.

-Bước 3: GV tổng kết và nhấn mạnh:

Bên cạnh những thuận lợi về mặt xã hội chính trị, vùng còn có nhiều hạn chế như diện tích rừng ít. Nạn du canh, du cư của đồng bào dân tộc ít người. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo (đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải).

I. Khái quát chung

a. Vị trí, lãnh thổ

- Là vùng có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất nước ta bao gồm 2vùng là Đông Bắc và Tây Bắc.

- Tiếp giáp:

+ Trung Quốc, thượng Lào

+ Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

+ Vịnh Bắc Bộ.

Giao lưu phát triển kinh tế bằng đường bộ, đường biển với các nước và với các vùng kinh tế trong cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi phía Bắc.

Hình thức: Hoạt động nhóm

-Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm.

-Bước 2: GV hướng dẫn học sinh tìm các nội dung chính trong SGK theo định hướng trong các phiếu học tập, đồng thời kết hợp cùng các lược đồ, tranh ảnh minh hoạ, củng cố, khắc sâu các kiến thức cần thiết cho học sinh.

Nhóm 1: (Phiếu học tập số 2 – Thế mạnh khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện)

GV nhấn mạnh: Việc khai thác tài nguyên ấy tạo ra động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng, nhưng khi phát triển cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và cảnh quan.

+ Nhóm 2: (Phiếu học tập số 3 – Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới)

GV nhấn mạnh: Khó khăn lớn nhất trong việc phát huy thế mạnh của vùng là hiện tượng thời tiết khắc nghiệt: rét đậm, rét hại, sương muối. Số lượng các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

+ Nhóm 3: (Phiếu học tập số 4- Chăn nuôi gia súc)

GV nhấn mạnh : Việc sản phẩm phát huy thế mạnh này gặp khó khăn cơ bản đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo, cần chú ý giải quyết tốt các khâu trên để tương lai nó sẽ trở thành một thế mạnh lớn của vùng.

+ Nhóm 4: (Phiếu học tập số 5- Kinh tế biển)

-Bước 3: GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận nhóm, và tổng kết kết quả từng nội dung phiếu học tập. Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ GV tổng kết chung.

Trung du miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên đa dạng có khả năng phát triển một cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh với những thế mạnh về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Số tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A.13.B.14.C.15.D.16.

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Đặc điểm tiêu biểu của dân cư – dân tộc ở Trung du miền núi Bắc Bộ là:

A.là vùng thưa dân nhất cả nước, thiếu lao động lành nghề.

B.Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.

C.Là vùng thưa dân, lạc hậu, phổ biến tình trạng du canh du cư.

D.Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người.