Ứng dụng của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

Câu 21 Tự luận

Một nhà máy có ba bộ phận cắt, may, đóng gói để sản xuất ba loại sản phẩm: áo thun, áo sơ mi, áo khoác. Thời gian (tính bằng phút) của mỗi bộ phận để sản xuất 10 cái áo mỗi loại được thể hiện trong bảng sau:

Bộ phận

Thời gian (tính bằng phút) để sản xuất 10 cái

Áo thun

Áo sơ mi

Áo khoác

Cắt

9

12

15

May

22

24

28

Đóng gói

6

8

8

Các bộ phận cắt, may và đóng gói có tối đa 80, 160 và 48 giờ lao động tương ứng mỗi ngày.

Gọi số lượng áo thun, áo sơ mi, áo khoác cần sản xuất để nhà máy hoạt động hết công suất lần lượt là x, y, z.

Giá trị biểu thức \(D = x - 3z + 2y\) là:

Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Giá trị biểu thức \(D = x - 3z + 2y\) là:

Đổi: 80 giờ = 4800 phút, 160 giờ = 9600 phút, 48 giờ = 2880 phút.

Nhà máy hoạt động hết công suất nghĩa là sử dụng được hết thời gian lao động tối đa.

Gọi số lượng áo thun, áo sơ mi, áo khoác cần sản xuất để nhà máy hoạt động hết công suất lần lượt là x, y, z (x, y, z nguyên dương).

Dựa vào bảng trên ta có hệ phương trình: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{9x + 12y + 15z = 4800}\\{22x + 24y + 28z = 9600}\\{6x + 8y + 8z = 2880}\end{array}} \right.\)

Giải hệ này ta được x = 80, y = 140, z = 160.

Giá trị biểu thức: \(D = 80 - 3.140 + 2.160 = - 20\).

Câu 22 Trắc nghiệm

Trên thị trường hàng hoá có ba loại sản phẩm A, B, C với giá mỗi tấn tương ứng là x, y, z (đơn vị: triệu đồng, x ≥ 0, y ≥ 0, z ≥ 0). Lượng cung và lượng cầu của mỗi sản phẩm được cho trong bảng dưới đây:

Sản phẩm

Lượng cung

Lượng cầu

A

\({Q_{{S_A}}} = \;-60 + 4x-2z\)

\({Q_{{D_A}}} = \;137-3x + y\)

B

\({Q_{{S_A}}} = -30-x + 5y-z\)

\({Q_{{D_A}}} = \;131 + x-4y + z\)

C

\({Q_{{S_A}}} = -30-2x + 3z\)

\({Q_{{D_A}}} = \;157 + y-2z\)

 

Tìm giá của mỗi sản phẩm A, B, C để thị trường cân bằng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

A.Mỗi sản phẩm A, B, C lần lượt là 54, 45 và 68 triệu đồng.

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

A.Mỗi sản phẩm A, B, C lần lượt là 54, 45 và 68 triệu đồng.

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

A.Mỗi sản phẩm A, B, C lần lượt là 54, 45 và 68 triệu đồng.

Thị trường cân bằng khi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{Q_{{S_A}}} = {Q_{{D_A}}}}\\{{Q_{{S_B}}} = {Q_{{D_B}}}}\\{{Q_{{S_C}}} = {Q_{{D_C}}}}\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 60 + 4x - 2z = 137 - 3x + y}\\{ - 30 - x + 5y - z = 131 + x - 4y + z}\\{ - 30 - 2x + 3z = 157 + y - 2z}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{7x - y - 2z = 197}\\{2x - 9y + 2z = - 161}\\{2x + y - 5z = - 187}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 54}\\{y = 45}\\{z = 68}\end{array}} \right.} \right.\)

Vậy giá của mỗi sản phẩm A, B, C lần lượt là 54, 45 và 68 triệu đồng.

Câu 23 Tự luận

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một trường Trung học phổ thông đã tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi. Ban tổ chức đã chọn 100 bạn và chia thành ba nhóm A, B, C để tham gia trò chơi thứ nhất. Sau khi trò chơi kết thúc, ban tổ chức chuyển \(\dfrac{1}{3}\) số bạn ở nhóm A sang nhóm B; \(\dfrac{1}{2}\) số bạn ở nhóm B sang nhóm C; số bạn chuyển từ nhóm C sang nhóm A và B đều bằng \(\dfrac{1}{3}\) số bạn ở nhóm C ban đầu. Tuy nhiên, người ta nhận thấy số bạn ở mỗi nhóm là không đổi qua hai trò chơi.

Ban tổ chức đã chia nhóm A:

bạn

Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Ban tổ chức đã chia nhóm A:

bạn

Gọi số bạn trong mỗi nhóm A, B, C lần lượt là x, y, z.(\(x,y,z \in {\mathbb{N}^*}\))

Theo đề bài ta có: x + y + z = 100 (1).

- Số bạn ở nhóm A sau khi chuyển là: \(x - \dfrac{1}{3}x + \dfrac{1}{3}z\)

- Số bạn ở nhóm B sau khi chuyển là: \(y - \dfrac{1}{2}y + \dfrac{1}{3}x + \dfrac{1}{3}z\)

Vì số bạn ở mỗi nhóm là không đổi qua hai trò chơi nên ta có:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - \dfrac{1}{3}x + \dfrac{1}{3}z = x}\\{y - \dfrac{1}{2}y + \dfrac{1}{3}x + \dfrac{1}{3}z = y}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - z = 0}\\{2x - 3y + 2z = 0}\end{array}} \right.(2)\)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y + z = 100}\\{x - z = 0}\\{2x - 3y + 2z = 0}\end{array}} \right.\)

Giải hệ này ta được x = 30, y = 40, z = 30.

Ban tổ chức đã chia nhóm A 30 bạn.

Câu 24 Tự luận

Giải bài toán cổ sau:

Trăm trâu, trăm cỏ

Trâu đứng ăn năm

Trâu nằm ăn ba

Lụ khụ trâu già

Ba con một bó

Số trường hợp thỏa mãn bài toán là:

Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Số trường hợp thỏa mãn bài toán là:

Gọi số trâu đứng, trâu nằm, trâu già lần lượt là x, y, z (x, y, z là số nguyên dương).

Theo đề bài ta có hệ phương trình: 

\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y + z = 100}\\{5x + 3y + \dfrac{1}{3}z = 100}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 100 - z}\\{15x + 9y = 300 - z}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{{ - 300 + 4z}}{3}}\\{y = \dfrac{{600 - 7z}}{3}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{{4z}}{3} - 100}\\{y = 200 - \dfrac{{7z}}{3}}\end{array}} \right.\end{array}\)

Vì \(x > 0\) nên \(\dfrac{{4z}}{3} - 100 > 0 \Rightarrow z > 75\)

   \(y > 0\) nên \(200 - \dfrac{{7z}}{3} > 0 \Rightarrow z < 85\).

Mà \(z\) là số nguyên dương nên \(z \in \left\{ {76;77;...;84} \right\}\).

Lại có \(x\) là số nguyên dương nên \(\dfrac{{4z}}{3} - 100\) là số nguyên, suy ra \(z \vdots 3\)

\( \Rightarrow \left\{ {78;81;84} \right\}\).

+) Với z = 78 thì x = 4, y = 18.

+) Với z = 81 thì x = 8, y = 11.

+) Với z = 84 thì x = 12, y = 4.

Vậy có ba trường hợp thỏa mãn đề bài:

-Số trâu đứng là 4 con, trâu nằm là 18 con và trâu già là 78 con.

-Số trâu đứng là 8 con, trâu nằm là 11 con và trâu già là 81 con.

-Số trâu đứng là 12 con, trâu nằm là 4 con và trâu già là 84 con.

Câu 25 Trắc nghiệm

Trong mặt phẳng toạ độ, viết phương trình đường tròn đi qua ba điểm A(0; 1), B(2; 3) và C(4; 1).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

D. \({x^2} + {y^2}-4x-2y + 1 = 0.\)

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

D. \({x^2} + {y^2}-4x-2y + 1 = 0.\)

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

D. \({x^2} + {y^2}-4x-2y + 1 = 0.\)

Giả sử đường tròn cần viết có phương trình \({x^2} + {y^2}-2ax-2by + c = 0{\rm{ }}\left( {{a^2} + {b^2}-c > 0} \right).\)

Vì đường tròn đi qua ba điểm A(0; 1), B(2; 3) và C(4; 1) nên ta có hệ:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{0^2} + {1^2} - 2a.0 - 2b.1 + c = 0}\\{{2^2} + {3^2} - 2a.2 - 2b.3 + c = 0}\\{{4^2} + {1^2} - 2a.4 - 2b.1 + c = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2b - c = 1}\\{4a + 6b - c = 13}\\{8a + 2b - c = 17}\end{array}} \right.\)

Giải hệ này ta được a = 2, b = 1, c = 1 (thoả mãn điều kiện).

Vậy đường tròn cần viết có phương trình \({x^2} + {y^2}-4x-2y + 1 = 0.\)

Câu 26 Trắc nghiệm

Giải bài toán dân gian sau:

Em đi chợ phiên

Anh gửi một tiền

Cam, thanh yên, quýt

Không nhiều thì ít

Mua đủ một trăm

Cam ba đồng một

Quýt một đồng năm

Thanh yên tươi tốt

Năm đồng một trái.

Số cam, quýt, thanh yên đã mua lần lượt là bao nhiêu, biết một tiền bằng 60 đồng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

B.4, 90 và 6 (quả)

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

B.4, 90 và 6 (quả)

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

B.4, 90 và 6 (quả)

Gọi số cam, quýt, thanh yên đã mua lần lượt là x, y, z (quả) (x, y, z ∈ ℕ*).

Theo đề bài, ta có hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x + \dfrac{y}{5} + 5z = 60}\\{x + y + z = 100}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{15x + y + 25z = 300}\\{x + y + z = 100}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{15x + y + 25z = 300}\\{14y + 10z = - 1200}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{15x + y + 25z = 300}\\{ - 7y + 5z = - 600}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{15x + \dfrac{{5z + 600}}{7} + 25z = 300}\\{y = \dfrac{{5z + 600}}{7}}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{{100 - 12z}}{7}}\\{y = \dfrac{{5z + 600}}{7}}\end{array}\,\,\,\left( * \right)} \right.} \right.\end{array}\)

Vì $x > 0$ nên $100 – 12z > 0$ \( \Rightarrow z{\rm{ }} < \dfrac{{100}}{{12}} < 9 \Rightarrow z \in \left\{ {1;2;..;8} \right\}.\)

Thay lần lượt các giá trị này của z vào phương trình thứ hai của (*) ta thấy chỉ có $z = 6$ thoả mãn (vì y ∈ ℕ*).

=> z = 6, suy ra y = 90, x = 4.

Vậy số cam, quýt, thanh yên đã mua lần lượt là 4, 90 và 6 quả.

Câu 27 Trắc nghiệm

Bác Việt có 12 ha đất canh tác để trồng ba loại cây: ngô, khoai tây và đậu tương. Chi phí trồng 1 ha ngô là 4 triệu đồng, 1 ha khoai tây là 3 triệu đồng và 1 ha đậu tương là 4,5 triệu đồng. Do nhu cầu thị trường, bác đã trồng khoai tây trên phần diện tích gấp đôi diện tích trồng ngô. Tổng chi phí trồng ba loại cây trên là 45,25 triệu đồng. Hỏi diện tích trồng ngô, khoai tây, đậu tương lần lượt là bao nhiêu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

D. 2,5 ha; 5 ha và 4,5 ha.

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

D. 2,5 ha; 5 ha và 4,5 ha.

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

D. 2,5 ha; 5 ha và 4,5 ha.

Gọi diện tích trồng ngô, khoai tây, đậu tương lần lượt là x, y, z (ha)\(\left( {x;y;z > 0} \right)\)

Theo đề bài, ta có:

- Có tổng cộng 12 ha đất canh tác, suy ra x + y + z =12 (1).

- Diện tích trồng khoai tây gấp đôi diện tích trồng ngô, suy ra

$y = 2x$ hay $2x – y = 0$ (2).

- Tổng chi phí trồng ba loại cây trên là 45,25 triệu đồng, suy ra

$4x+3y+4,5z=45,25 (3).$

Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y + z = 12}\\{2x - y = 0}\\{4x + 3y + 4,5z = 45,25}\end{array}} \right.\)

Giải hệ này ta được $x=2,5; y=5; z=4,5$.

Vậy diện tích trồng ngô, khoai tây, đậu tương lần lượt là 2,5 ha; 5 ha và 4,5 ha.