Giải toán tư duy bằng phương pháp loại trừ, lựa chọn và chia trường hợp

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

Câu 181 Trắc nghiệm

Có một chai, một vại to, một cốc, một chén và một vại thấp được xếp thành dãy theo thứ tự đó.

Đựng các thứ nước khác nhau là: nước chè, cà phê, ca cao, sữa và bia. Nếu đem chiếc chén đặt vào giữa vật đựng chè và vật đựng sữa thì vật đựng chè và vật đựng ca cao sẽ cạnh nhau, vật đựng chè sẽ thay đổi theo thứ tự và vật đựng cà phê ở giữa

Hãy xác định loại nước trong các vật: chén, cốc, vại to, vại thấp, chai

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chiếc chén được chuyển vào giữa 2 vật đựng chè và đựng sữa, vậy vật đựng chè và vật đựng sữa chỉ có thể là chai và vại to hoặc vại to và cốc. Ta xét hai khả năng đó:

TH1: Chén được chuyển vào giữa chai và vại to:

Ta thấy ngay vại to chỉ có thể đựng chè hoặc sữa. Nhưng thứ tự vại to trở thành ở giữa nên nó đựng cà phê. Vậy khả năng này không thỏa mãn.

TH2: Chén được chuyển vào giữa vại to và cốc, vị trí của chén trở thành ở giữa.

 Vậy chén đựng cà phê. Vật đựng chè là vại to hoặc cốc, và thứ tự của nó thay đổi sau khi chuyển chén, vậy vật đựng chè chỉ có thể là cốc => vại to đựng sữa => vại thấp đựng ca cao => chai đựng bia

Câu 182 Trắc nghiệm

 

Daniel, Emily, Marciano và Christina mặc những chiếc áo với 4 màu khác nhau, lần lượt là đỏ, vàng, xanh lá và xanh lam.

Chỉ người mặc áo xanh lam nói sự thật, 3 người còn lại nói dối. Họ lần lượt đưa ra thông tin:

- Daniel: "Marciano đang mặc đồ màu đỏ".

- Emily: "Daniel không mặc đồ màu vàng".

- Marciano: "Emily đang mặc đồ màu xanh lam".

- Christina: "Ngày mai tôi sẽ mặc màu xanh lam".

Hãy tìm màu áo đúng mà Daniel, Emily, Marciano, Christina đang mặc.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Giả sử Daniel nói đúng => Daniel mặc áo màu xanh lam => Emily nói đúng (Daniel không mặc màu vàng)=> 2 người cùng đúng (mâu thuẫn). KL: Daniel nói sai

-Giả sử Emily nói đúng => Emily mặc áo màu xanh lam => Marciano nói đúng (Emily đang mặc màu xanh lam) => 2 người cùng đúng (mâu thuẫn). KL: Emily nói sai

-Giả sử Marciano nói đúng => Marciano mặc áo màu xanh lam (vì là người nói đúng) và Emily cũng mặc áo xanh lam (nội dung câu nói của Marciano)=> 2 người cùng màu áo xanh lam (mâu thuẫn). KL: Marciano nói sai

Vậy Christina phải nói đúng, Chrmặc áo xanh lam

Emily nói "Daniel không mặc vàng" mà Emily nói sai => Daniel mặc áo màu vàng

Daniel nói "Marciano mặc áo đỏ" mà Daniel nói sai => Marciano không mặc áo đỏ => Marciano mặc áo xanh lá

Còn lại Emily mặc áo đỏ

Câu 183 Trắc nghiệm

Có bốn quân bài: Ba, bốn, năm, sáu mỗi quân một chất, nằm thành 1 hàng ngang trên bàn. Sử dụng các điều kiện dưới đây xác định thứ tự và chất của chúng.

1) Các quân ở hai bên của quân số 4 màu đen

2) Quân nhép nằm bên phải quân ba nhưng k nằm cạnh nó

3) Quân bích nằm bên trái quân cơ

4) Hai quân ở giữa cộng lại là một số chẵn. Hai quân đó không phải quân nhép.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi 4 vị trí là A-B-C-D

Từ 1) => Quân số 4 phải là quân ở giữa mà theo 4) => Quân ở giữa còn lại là quân 6

=> 2 quân ở hai bên là quân 3 và quân 5

Mà theo 2)=> Quân 3 ở vị trí A và quân nhép nằm ở vị trí C hoặc D => Quân 5 ở vị trí D

+) TH1: Quân 4 ở vị trí B, quân 6 ở vị trí C

Theo 1) ta có vị trí A và C là quân đen mà theo 2) A không thể là nhép => C là nhép, A là bích (Vô lý) (do theo 3) quân bích nằm bên trái quân cơ)

+) TH2: Quân 6 ở vị trí B, quân 4 ở vị trí C

Theo 1) ta có vị trí B và D là quân đen mà theo 2) => vị trí D là quân nhép => vị trí B là quân bích

Theo 3) => vị trí C là quân cơ => Còn lại vị trí A là quân rô

Vậy thứ tự lần lượt là: 3 rô, 6 bích, 4 cơ, 5 nhép.

Câu 184 Trắc nghiệm

George, William, John, Abe và Millard có sinh nhật của họ vào những ngày liên tiếp. Năm nay, tất cả sinh nhật của họ đều diễn ra từ thứ Hai đến thứ Sáu. Hỏi George, William, John, Abe và Millard sinh nhật vào những ngày nào, biết: 

1) Sinh nhật của George trước Millard một số ngày, William có sinh nhật sau Abe một số ngày. Hai khoảng thời gian này bằng nhau.

2) Sinh nhật John trước Abe hai ngày.

3) Sinh nhật của Millard vào thứ Năm.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ 3) và 2) ta xét 2 trường hợp:

TH1: John sinh nhật vào thứ hai, Abe sinh nhật vào thứ tư

Theo 1) William có sinh nhật sau Abe một số ngày => William có sinh nhật vào thứ 5 hoặc thứ 6

Mà theo 3) Millard sinh nhật vào thứ 5 rồi nên William sinh nhật vào thứ 6

=> Còn lại George sinh nhật vào thứ ba

Ta thấy George có sinh nhật trước Millard hai ngày và William có sinh nhật trước Abe hai ngày (thỏa mãn điều kiện 1))

Vậy sinh nhật của George, William, John, Abe và Millard lần lượt vào các ngày: Thứ ba, Thứ sáu, Thứ hai, Thứ tư, Thứ năm

TH2: John sinh nhật vào thứ tư, Abe sinh nhật vào thứ sáu

Theo 1) William có sinh nhật sau Abe một số ngày nên Abe không thể có sinh nhật vào thứ sáu

Vậy trường hợp này không thỏa mãn

Câu 185 Trắc nghiệm

Sắp xếp lại các hình: Bát giác, tam giác, hình vuông, hình tròn, hình ngũ giác  trên thành một chuỗi mới tuân theo các quy tắc sau:

a) Hình tam giác nằm ngay bên trái của hình ngũ giác

b) Hình tròn nằm bên trái hình vuông và bên phải hình tam giác, nhưng chưa chắc chúng nằm cạnh nhau.

c) Hình bát giác không phải là hình cuối cùng trong dãy.

d) Không có hình dạng nào được giữ nguyên ở vị trí ban đầu.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta xét các vị trí: 1, 2, 3, 4, 5

Từ b) Suy ra hình tròn không thể ở vị trí đầu tiên và cuối cùng của dãy => Hình tròn chỉ có thể ở vị trí số 2, 3, 4.

Mà theo d) => Hình tròn chỉ có thể ở vị trí số 2, 3.

TH1: Hình tròn ở vị trí số 2

Theo b) => Hình tam giác nằm ở vị trí số 1

Mặt khác, theo a) => Hình ngũ giác nằm ở vị trí số 2 (Vô lý).

TH2: Hình tròn ở vị trí số 3

=> Hình tam giác có thể ở vị trí số 1 hoặc 2

Mà theo 1) => Hình tam giác ở vị trí số 1

=> Hình ngũ giác ở vị trí số 2

Còn hai hình vuông và bát giác và 2 vị trí 4, 5

Theo c) => Bát giác ở vị trí số 4

=> Còn lại hình vuông ở vị trí số 5.

Vậy thứ tự của các hình là: Tam giác, Ngũ giác, Tròn, Bát giác, Vuông.

Câu 186 Trắc nghiệm

A, B, D mỗi người bay đến các thành phố khác nhau. Một trong số họ đang bay đến Seattle, một trong số họ đang bay đến London, và một trong số họ bay đến St. Louis. Mỗi chuyến bay vào một trong ba ngày khác nhau: thứ Tư, thứ Năm hoặc thứ Sáu. Thỏa mãn các điều kiện:

- Chuyến bay của A là trước chuyến bay của D, nhưng sau chuyến bay đến London.

- D không bay đến Seattle.

- Chuyến bay của A vào ngày nào và đến thành phố nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chuyến bay của A trước D, có nghĩ là cô ấy phải bay vào thứ Tư hoặc thứ Năm. Chuyến bay của cô ấy sau chuyến bay đến London, có nghĩa là nó phải là thứ Năm, và chuyến bay đến London vào thứ tư => Loại đáp án C và D

Mà A không bay đến London, vì chuyến bay đến London bay trước A => A phải đến Seattle hoặc St. Louis. Do D không bay đến Seattle => A phải bay đến Seattle.

Câu 187 Trắc nghiệm

Ba bạn An, Bình, Chi làm bài kiểm tra Toán đạt 3 điểm 8,9,10. Trong 3 câu:

- An đạt điểm 10

- Bình không đạt điểm 10

- Chi không đạt điểm 9

Chỉ có 1 câu đúng.

Hỏi bạn nào đạt được các điểm 8, 9, 10?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Xét 3 trường hợp:

1) Nếu câu An đạt điểm 10 là đúng.

Khi đó: câu Bình không đạt điểm 10 là sai. Vậy Bình cũng đạt điểm 10.

Trường hợp này không xảy ra, vì chỉ có 1 điểm 10

2) Nếu câu Bình không đạt điểm 10 là đúng => Bình đạt 8 hoặc 9

Khi đó câu:

An đạt điểm 10 là sai => An đạt 8 hoặc 9.

Chi không đạt điểm 9 là sai => Chi đạt điểm 9

Trường hợp này không xảy ra, vì không có ai đạt điểm 10

3) Câu Chi không đạt điểm 9 là đúng => Chi đạt điểm 8

Khi đó câu:

An đạt điểm 10 là sai => An đạt điểm 8 hoặc 9

Bình không đạt điểm 10 là sai => Bình đạt điểm 10

Vậy điểm của ba bạn là: Chi 8, An 9, Bình 10

Câu 188 Trắc nghiệm

Cúp Tiger 98 có 4 đội lọt vào vòng bán kết: Việt Nam, Singapor, Thái Lan và Inđônêxia. Trước khi vào đấu vòng bán kết ba bạn Dũng, Quang, Tuấn dự đoán như sau :

        Dũng : Singapor nhì, còn Thái Lan ba.

        Quang : Việt Nam nhì, còn Thái Lan tư.

        Tuấn : Singapor nhất và Inđônêxia nhì.

Kết quả mỗi bạm dự đoán đúng một đội và sai một đội. Hỏi mỗi đội Việt Nam, Singapor, Thái Lan và Inđônêxia đã đạt giải mấy ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Nếu Singapor đạt giải nhì thì Singapor không đạt giải nhất.Vậy theo Tuấn thì Inđônêxia đạt giải nhì. Điều này vô lý, vì hai đội đều đạt giải nhì.

- Nếu Singapor không đạt giải nhì thì theo Dũng, Thái Lan đạt giải ba. Như vậy Thái Lan không đạt giải tư. Theo Quang, Việt Nam đạt giải nhì. Thế thì Inđônêxia không đạt giải nhì. Vậy theo Tuấn, Singapor đạt giải nhất, cuối cùng còn đội Inđônêxia đạt giải tư.

Kết luận: Thứ tự giải của các đội trong cúp Tiger 98 là :

Nhất : Singapor;       Nhì :    Việt Nam.

 Ba : Thái Lan;          Tư  :    Inđônêxia

Câu 189 Trắc nghiệm

Một quyển sách đã bị biến mất trong thư viện, người ta đã điều tra và nghi ngờ 4 đứa trẻ. Trong bốn, chỉ có duy nhất 1 đứa nói sự thật.

A nói: Cháu không lấy cuốn sách

B nói: A nói dối

C nói: B nói dối

D nói: B đã lấy cuốn sách

Hỏi ai là người lấy cuốn sách?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- TH1: C nói thật => B nói dối => A nói thật (Mâu thuẫn với giả thiết 1 người nói thật)

- TH2: C nói dối => B nói thật => A nói dối => A lấy

Câu 190 Trắc nghiệm

Năm bạn Anh, Bình, Cúc, Doan, An quê ở 5 tỉnh : Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ, Nghệ An, Tiền Giang. Khi được hỏi quê ở tỉnh nào, các bạn trả lời như sau :

Anh : Tôi quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Nghệ An

Bình : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Cúc ở Tiền Giang

Cúc : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Hà Tây

Doan : Tôi quê ở Nghệ An còn An ở Cần Thơ

An : Tôi quê ở Cần Thơ còn Anh ở Hà Tây

Mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phần sai.

Hỏi Cúc và Doan quê ở đâu ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì mỗi câu trả lời có 1 phần đúng và 1 phần sai nên ta có :

- Nếu Anh ở Bắc Ninh là đúng Þ Doan không ở Nghệ An  Þ Bình và Cúc ở Bắc Ninh là sai Þ Cúc ở Tiền Giang và Doan ở Hà Tây.

Câu 191 Trắc nghiệm

Năm bạn Anh, Bình, Cúc, Doan, An quê ở 5 tỉnh : Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ, Nghệ An, Tiền Giang. Khi được hỏi quê ở tỉnh nào, các bạn trả lời như sau :

Anh : Tôi quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Nghệ An

Bình : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Cúc ở Tiền Giang

Cúc : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Hà Tây

Doan : Tôi quê ở Nghệ An còn An ở Cần Thơ

An : Tôi quê ở Cần Thơ còn Anh ở Hà Tây

Mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phần sai.

Ba bạn Anh, Bình, An quê ở đâu ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Doan ở Nghệ An là sai Þ An ở Cần Thơ và Anh ở Hà Tây là sai.

Còn bạn Bình ở Nghệ An (Vì 4 bạn quê ở 4 tỉnh rồi)

- Nếu Anh ở Bắc Ninh là sai Þ Doan ở Nghệ An

Doan ở Hà Tây là sai Þ Cúc ở Bắc Ninh. Từ đó Bình ở Bắc Ninh phải sai

Þ Cúc ở Tiền Giang

Điều này vô lí vì Cúc vừa ở Bắc Ninh vừa ở Tiền Giang (loại)

Vậy: Anh ở Bắc Ninh; Cúc ở Tiền Giang; Doan ở Hà Tây; An ở Cần Thơ và Bình ở Nghệ An.

Câu 192 Trắc nghiệm

7 viên bi J, K, L, M, O và P cần phải được đặt vào 7 chiếc cốc xếp thành hàng ngang và được đánh số từ C1 đến C7 theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi viên trong một cốc. Thỏa mãn các điều kiện sau:

- J phải được đặt vào C1

- K phải được đặt bên phải L và M

- N, O và P phải được đặt vào 3 cốc liên tiếp, nhưng không nhất thiết theo thứ tự đó.

Nếu O được đặt vào cốc C7 thì K phải được đặt vào

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Nếu O được đặt vào cốc C7 thì N và P được đặt vào cốc C5 và C6 (thứ tự tùy ý)

Mà J luôn đặt ở C1 nên còn lại 3 cốc C2, C3, C4.

Lại có "K phải được đặt bên phải L và M" nên K lúc này phải đặt ở cốc C4, M và L ở vị trí cốc C2, C3 (thứ tự tùy ý).

=> Chọn C

Câu 193 Trắc nghiệm

7 viên bi J, K, L, M, O và P cần phải được đặt vào 7 chiếc cốc xếp thành hàng ngang và được đánh số từ C1 đến C7 theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi viên trong một cốc. Thỏa mãn các điều kiện sau:

- J phải được đặt vào C1

- K phải được đặt bên phải L và M

- N, O và P phải được đặt vào 3 cốc liên tiếp, nhưng không nhất thiết theo thứ tự đó.

Điều nào sau đây phải đúng về thứ tự các viên bi?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Theo điều kiện 1) ta có J được đặt ở cốc C1. Chỉ còn lại 6 vị trí C2 -> C7

- Chỉ có A đúng, vì J ở vị trí đầu tiên! C, D, E không đúng vì N, O, P có thể hoán vị cho nhau. B không đúng vì không có ràng buộc về vị trí của L và O.

Câu 194 Trắc nghiệm

7 viên bi J, K, L, M, O và P cần phải được đặt vào 7 chiếc cốc xếp thành hàng ngang và được đánh số từ C1 đến C7 theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi viên trong một cốc. Thỏa mãn các điều kiện sau:

- J phải được đặt vào C1

- K phải được đặt bên phải L và M

- N, O và P phải được đặt vào 3 cốc liên tiếp, nhưng không nhất thiết theo thứ tự đó.

Thứ tự nào dưới đây là thứ tự có thể xảy ra của các viên bi trong ba cốc liên tiếp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đáp án A: J-M-K không thể xếp liên tiếp cì J luôn ở C1 => M sẽ ở C2 và K ở C3.

Khi đó, K sẽ phải nằm ở một trong các cốc C4, C5, C6, C7 hay K nằm bên trái L.

Mà theo giả thiết ta có: "K phải được đặt bên phải L và M" nên loại A.

Đáp án B: K-L-O không thể xếp liên tiếp vì K đang ở bên trái L (Mâu thuẫn với giả thiết "K phải được đặt bên phải L và M"

Đáp án C: M-N-J không thể xếp liên tiếp vì theo giả thiết J luôn nằm C1

Đáp án D: P-O-M có thể xếp liên tiếp theo đúng thứ tự. Chẳng hạn cách xếp sau: J-L-N-P-O-M-K

=> Chọn D.

 

Câu 195 Trắc nghiệm

7 viên bi J, K, L, M, O và P cần phải được đặt vào 7 chiếc cốc xếp thành hàng ngang và được đánh số từ C1 đến C7 theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi viên trong một cốc. Thỏa mãn các điều kiện sau:

- J phải được đặt vào C1

- K phải được đặt bên phải L và M

- N, O và P phải được đặt vào 3 cốc liên tiếp, nhưng không nhất thiết theo thứ tự đó.

Cốc có số thứ tự lớn nhất có thể chứa L?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Do K nằm ở bên phải L nên cốc có số thứ tự lớn nhất có thể chứa L là C6. Một cách sắp xếp mà L ở vị trí C6 có thể là: JMONPLK

Câu 196 Trắc nghiệm

Hà và Trang mỗi bạn nghĩ về một số nguyên dương và thì thầm số đó vào tai của Thu. Thu nói rằng hiệu của hai số đó là 2013

- Hà nói rằng dựa vào sự kiện đó, tôi không thể nói số của Trang là số nào

- Tiếp theo, Trang cũng nói tương tự

- Sau đó, Thu nói rằng bây giờ cậu có thể đoán được số của Trang, nhưng nếu cả hai đã nghĩ về một số lớn hơn số ban đầu 1 đơn vị thì cậu không thể đoán được số của Trang là bao nhiêu

Hỏi hai số mà hai bạn Hà và Trang đã nghĩ về là số bao nhiêu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Giả sử số Hà nghĩ là a => Số Trang nghĩ là b = a - 2013 hoặc b = a + 2013.

Do dựa vào giả thiết trên Hà và Trang đều chưa đoán được số của bạn còn lại nên

a – 2013>0 => a>2013

CMTT ta cũng có b>2013

Theo giả thiết “Nếu cả hai đã nghĩ về một số lớn hơn số ban đầu 1 đơn vị thì cậu không thể đoán được số của Trang là bao nhiêu” ta có:

Số của Hà nghĩ sau khi tăng đi 1 đơn vị là a +1

Khi đó số Trang nghĩ là b = a +1- 2013 = a - 2012 hoặc b = a + 1+ 2013 = a + 2014 .

Vì b > 2013 và trong trường hợp này Hà không đoán được số của Trang nên ta có:

 

Giả sử A là số bé nhất Hà nghĩ mà khi đó, Hà không đoán được số của Trang. Khi đó số của A giảm đi 1 đơn vị thì Hà sẽ đoán được số của Trang.

Số của Trang lúc số A giảm đi 1 đơn vị là b = A – 1- 2013 = A - 2014 hoặc b = A – 1 + 2013 = A + 2012

Vì b > 2013 và trong trường hợp này Hà đoán được số của Trang nên ta có:

A - 2024 < 2013 => A < 4027 =>  

=> (2) 

Từ (1) và (2) =>  

Khi đó b=6039

Vậy Hà đã nghĩ đến số 4026 và Trang đã nghĩ đến số 6039 hoặc ngược lại.

Câu 197 Trắc nghiệm

Trong một cuộc thi thể thao, đoạt các giải đầu là các vận động viên mang áo số 1, 2, 3 và 4 nhưng không có ai số áo trùng với thứ tự của giải. Biết rằng:

- Vận động viên đạt giải tư có số áo trùng với thứ tự giải của vận động viên có số áo như thứ tự giải của vận động viên mang áo số 2

- Vận động viên mang áo số 3 không đạt giải nhất

Giải của các vận động viên mang áo số 1, 2, 3, 4 lần lượt là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Kí hiệu \({A_j}\) là giải của vận động viên mang áo số j (j là 1, 2, 3 hoặc 4 và \({A_j}\)cũng vậy)

Khi đó điều kiện bài toán có thể viết như sau: \({A_1} \ne 1\)

\({A_2} = k,\,\,{A_k} = h,\,\,{A_h} = 4\)

Ta nhận thấy:\(k \ne 2\) (vì \({A_2} \ne 2\)) và \(k \ne 4\) (vì \({A_h} = 4\) nên \({A_2}\) không thể bằng 4 được nữa), tương tự \(h \ne 4;\,h \ne 2.\,\,\,k,h \in \left\{ {1;3} \right\}.\)

- TH1: \(k = 3 \Rightarrow h = 1.\) Khi đó \({A_2} = 3,\,{A_3} = 1,\,{A_1} = 4.\) Trường hợp này không thỏa mãn vì giả thiết bài ra \({A_3} \ne 1\)

- TH2: \(k = 1 \Rightarrow h = 3.\) Khi đó \({A_2} = 1,\,{A_1} = 3,\,{A_3} = 4 \Rightarrow {A_4} = 2\) (Thỏa mãn)

Vậy ta có kết quả: VĐV số 2 giải nhất, VĐV số 4 giải nhì, VĐV số 1 giải 3 và VĐV số 3 giải 4

Câu 198 Trắc nghiệm

Bốn bạn học sinh dự đoán thành tích thi của họ như sau:

D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.

A: Thế thì chờ xem!

Kết quả thi cho thấy, B, C, D chỉ đoán đúng một nửa.

Thành tích thi của D đứng thứ mấy?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Theo giả thiết: D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

Giả sử A thứ hai 

=> D không thể thứ nhất.

Theo B: Tôi thứ hai, C cuối cùng. 

Mà A thứ hai => B không thể thứ hai => C cuối cùng.

Theo C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

=> D thứ hai (Mâu thuẫn với giả sử).

=> Loại.

Vậy D thứ nhất.

Câu 199 Trắc nghiệm

Bốn bạn học sinh dự đoán thành tích thi của họ như sau:

D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.

A: Thế thì chờ xem!

Kết quả thi cho thấy, B, C, D chỉ đoán đúng một nửa.

Thành tích thi của C đứng thứ mấy?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Theo giả thiết: D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

=> Ta xét 2 trường hợp: Hoặc D thứ nhất, hoặc A thứ hai.

TH1: Giả sử A thứ hai 

=> D không thể thứ nhất.

Theo B: Tôi thứ hai, C cuối cùng. 

Mà A thứ hai => B không thể thứ hai => C cuối cùng.

Theo C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

=> D thứ hai (Mâu thuẫn với giả sử).

=> Loại.

TH2: Giả sử D thứ nhất.

=> A không thể thứ hai.

Theo C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

=> C thứ ba.

Câu 200 Trắc nghiệm

Bốn bạn học sinh dự đoán thành tích thi của họ như sau:

D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.

A: Thế thì chờ xem!

Kết quả thi cho thấy, B, C, D chỉ đoán đúng một nửa.

Thành tích thi của B đứng thứ mấy?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Theo giả thiết: D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

=> Ta xét 2 trường hợp: Hoặc D thứ nhất, hoặc A thứ hai.

TH1: Giả sử A thứ hai 

=> D không thể thứ nhất.

Theo B: Tôi thứ hai, C cuối cùng. 

Mà A thứ hai => B không thể thứ hai => C cuối cùng.

Theo C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

=> D thứ hai (Mâu thuẫn với giả sử).

=> Loại.

TH2: Giả sử D thứ nhất.

=> A không thể thứ hai.

Theo C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

=> C thứ ba.

Theo B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.

Mà C không đứng cuối cùng => B thứ hai