Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai vectơ →u=12→i−5→j và →v=k→i−4→j. Tìm k để vectơ →u vuông góc với →v.
Từ giả thiết suy ra →u=(12;−5),→v=(k;−4).
Yêu cầu bài toán: →u⊥→v⇔12k+(−5)(−4)=0 ⇔k=−40
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba vectơ →u=(4;1),→v=(1;4) và →a=→u+m.→v với m∈R. Tìm m để →a vuông góc với trục hoành.
Ta có →a=→u+m.→v=(4+m;1+4m). Trục hoành có vectơ đơn vị là →i=(1;0).
Vectơ →a vuông góc với trục hoành ⇔→a.→i=0⇔4+m=0⇔m=−4.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tính khoảng cách giữa hai điểm M(1;−2) và N(−3;4).
Ta có →MN=(−4;6) suy ra MN=√(−4)2+62=√42=2√13.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho bốn điểm A(7;−3),B(8;4),C(1;5) và D(0;−2). Khẳng định nào sau đây đúng?
Ta có {→AB=(1;7)⇒AB=√12+72=5√2→BC=(−7;1)⇒BC=5√2→CD=(−1;−7)⇒CD=5√2→DA=(7;−1)⇒DA=5√2⇒AB=BC=CD=DA=5√2
Lại có →AB.→BC=1(−7)+7.1=0 nên AB⊥BC.
Từ đó suy ra ABCD là hình vuông.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(−1;1),B(1;3) và C(1;−1). Khẳng định nào sau đây là đúng ?
Ta có →AB=(2;2),→BC=(0;−4) và →AC=(2;−2).
Suy ra {AB=AC=2√2AB2+AC2=BC2.
Vậy tam giác ABC vuông cân tại A.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(4;3),B(2;7) và C(−3;−8). Tìm toạ độ chân đường cao A′ kẻ từ đỉnh A xuống cạnh BC.
Gọi A′(x;y). Ta có {→AA′=(x−4;y−3)→BC=(−5;−15)→BA′=(x−2;y−7).
Từ giả thiết, ta có A′ là hình chiếu của A trên BC nếu AA′⊥BC và B,A′,C thẳng hàng
⇔{→AA′.→BC=0(1)→BA′=k→BC(2)
∙ (1)⇔−5(x−4)−15(y−3)=0 ⇔x+3y=13
∙ (2)⇔x−2−5=y−7−15⇔3x−y=−1
Giải hệ {x+3y=133x−y=−1⇔{x=1y=4 ⇒A′(1;4)