I. Thế nào là câu ghép?
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.
Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
VD:
Vì trời / đổ mưa // nên chuyến đi của lớp Lan / đành phải hoãn lại.
QHT CN VN QHT CN VN
-> Đây là câu ghép do hai vế câu đơn ghép lại
Trời / đổ nắng to, // mẹ / đội nắng phơi thóc ngoài sân, // bố / gánh lúa từ ngoài đồng về, //
CN VN CN VN CN VN
còn Nam / thì vẫn ung dung ngồi quạt mát trong nhà.
CN VN
-> Đây là câu ghép do 4 vế câu đơn ghép lại
II. Cách nối các vế câu ghép
Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:
1. Nối bằng những từ có tác dụng nối:
VD: Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền còn cậu con trai thì lười biếng, nghịch ngợm
-> Còn là quan hệ từ nối vế 1 “Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền” với vế 2 “cậu con trai thì lười biếng, nghịch ngợm”
VD: Tuy nhà rất xa nhưng Lan chưa bao giờ đến lớp muộn.
-> Tuy …. nhưng… là cặp quan hệ từ nối hai vế “nhà rất xa” với “Lan chưa bao giờ đến muộn”
2. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm
VD: Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời.
-> Hai vế “hoa lặng lẽ tỏa hương” và “những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời” được nối với nhau bằng dấu phẩy
VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học
-> Hai vế “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn” và “Hôm nay, tôi đi học” được nối với nhau bởi dấu hai chấm
VD: Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương; đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới; xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về.
-> Ba vế “Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương”, “đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới” và “xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về” được nối với nhau bởi dấu chấm phẩy
III. Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
1. Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ
VD: Mẹ / đã nhiều lần nhắc nhở // nhưng Lan / vẫn ngang bướng không nghe lời.
CN VN QHT CN VN
Vì gia đình / nghèo khó // nên Hoa đã phải nghỉ học từ năm lớp 4.
QHT CN VN QHT CN VN
2. Những quan hệ từ thường được dùng là: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,….
VD: Mình / đi siêu thị // hay bạn / đi ra chợ?
CN VN QHT CN VN
3. Những cặp quan hệ từ thường được dùng là:
- vì… nên….; do…. nên….; nhờ….mà….
VD: Nhờ Minh / giảng giải // mà Lan / đã giải xong bài toán đố
QHT CN VN QHT CN VN
- nếu…thì…; giá….thì…; hễ….thì….
VD: Giá Long / chăm học hơn nữa // thì kết quả / đã không thấp thế này.
QHT CN VN QHT CN VN
- tuy….nhưng….; mặc dù….nhưng ….
VD: Mặc dù trời / mưa // nhưng cuộc họp / vẫn sẽ được tổ chức.
QHT CN VN CN VN
- chẳng những…. mà……; không chỉ….. mà……
VD: Chẳng những Tuấn / lười học // mà cậu ta / còn hỗn láo nữa
QHT CN VN QHT CN VN