Từ loại được phân chia như sau:
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- Động từ
- Quan hệ từ
I. DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
1. Danh từ
a. Khái niệm:
Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
VD: hoa hồng, cơn gió, đạo đức,….
b. Phân loại (2 loại)
- Danh từ chung
- Danh từ riêng
2. Động từ
a. Khái niệm
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
VD: ăn, uống, ngủ,…..
b. Một số lưu ý
- Động từ chỉ trạng thái không thể kết hợp với từ “xong” nhưng động từ chỉ hoạt động lại có thể kết hợp với từ “xong”
VD: hồi hộp với ăn
- ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động ( ngồi , ngủ, đứng,... ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.
V.D1 : Bố mẹ rất lo lắng cho tôi
ĐTnội động Q.H.T Bổ ngữ
- ĐT ngoại động : là những ĐT hướng đến người khác, vật khác ( xây, phá, đập , cắt,...). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
V.D2 : Bố mẹ rất thương yêu tôi.
ĐTngoại động Bổ ngữ
3. Tính từ
a. Khái niệm
Tính từ là những động từ miêu tả đặc điểm, tính chất của vật, hoạt động, trạng thái
b. Phân loại:
có hai loại tính từ tiêu biểu:
-TT chỉ tính chất chung không có mức độ: tím, xinh, vắng,…
-TT chỉ tính chất có xác định mức độ: tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,..
4. Cách thức phân biệt DT, ĐT, TT
-DT: Từ + nghi vấn từ “nào” nếu hợp lí thì là danh từ
-ĐT: Có khả năng kết hợp với các từ “hãy, đừng, chớ” ở phía trước hoặc từ “bao giờ”/ “bao lâu” ở phía sau
-TT: Có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như “rất, hơi, lắm,…”
-Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
II. ĐẠI TỪ, ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
1. Khái niệm
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
2. Phân loại
-Đại từ xưng hô:
+Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng ta,…
+Đại từ xưng hô ngôi thứ hai: cậu, bạn, mày, chúng mày,...
+Đại từ xưng hô ngôi thứ ba: họ, bọn họ,….
-Đại từ để hỏi: ai, bao giờ, bao nhiêu,…
-Đại từ chỉ định: ấy, kia, này, nọ,…
3. Lưu ý:
Tiếng việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Vd:
-Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: ông, bà, con, cháu, cậu, mợ,…
-Chỉ một số chức vụ, nghề nghiệp: chủ tịch, hiệu trưởng, luật sư, tiến sĩ,…
VD1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc )
V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người ( Cô là DT chỉ đơn vị ).
V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là đại từ xưng hô )
III. QUAN HỆ TỪ
1. Khái niệm
QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
2. Lưu ý
-Các QHT thường dùng là: và, nhưng, hoặc, thì, mà, của, ở, tại, bằng…
-Các cặp QHT thường dùng là:
+ Vì...nên...; Do...nên...; Nhờ ...nên... ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ).
+ Nếu ...thì...; Hễ... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ).
+ Tuy ...nhưng...; Mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ).
+ Không những... mà còn...; Không chỉ... mà còn... (biểu thị quan hệ tăng tiến ).