I. Hiểu bài
1. Ý nghĩa
Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
2. Nội dung bài học
Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
Để đưa được nước về thôn ông Lìn đã:
- Ông lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước
- Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên dồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay
- Những nương lúa quanh năm khát nước đã được thay dần bằng ruộng bậc thang.
- Nhờ việc ông Lìn giới thiệu cho bà con giống lúa lai cao sản mà cả thôn không còn hộ đói.
- Từ khi có nước về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Câu 3: Ông Phìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
Để giữ rừng ông Lìn đã nghĩ ra cách: hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Câu chuyện giúp em hiểu:
- Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo và lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó
- Bằng trí thông minh và nghị lực phi thường ông Lìn không chỉ làm giàu cho chính bản thân mình mà còn giúp cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn khá giả
- Muốn có được hạnh phúc, ấm no và những điều mình muốn thì con người ta cần phải học cách dám nghĩ, dám làm
II. Hướng dẫn đọc diễn cảm
Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục, trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Lìn
Chú ý nhấn mạnh vào một số từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bốn cây số, xuyên đồi, vận động, mở rộng, vỡ thêm.