Ôn tập giữa học kì 1 phần chính tả

I. Quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh

Ghi nhớ bảng sau:

Âm đầu

Đứng trước i, ê, e

Đứng trước các âm còn lại

Âm “cờ”

Viết là k

Viết là c

Âm “gờ”

Viết là gh

Viết là g

Âm “ngờ”

Viết là ngh

Viết là ng

 

1. Âm “cờ”

Khi đứng trước “i, e, ê” thì viết là k

Ví dụ: kỉ niệm, thước kẻ, kể chuyện, mẹ kế, bút kí, đố kị, bánh kẹo, kêu tên,….

Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là c

Ví dụ: con gà, gái, cổng trời, cuối cùng, cậu mợ,….

2. Âm "gờ"

Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là gh

Ví dụ: ghi nhớ, ghê gớm, cái ghe, ghé sát tai, ghì chặt,….

Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là g

Ví dụ: con gà, gào thét, gồ ghề, gầm gừ, gánh chịu,….

3. Âm “ngờ”

Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là ngh

Ví dụ: nghỉ ngơi, lắng nghe, nghèo khó, nghi ngờ,…

Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là ng

Ví dụ: ngày tháng, ngây thơ, ngao ngán, ngớ ngẩn,…

II. Cấu tạo phần vần

Mô hình sơ đồ cấu tạo

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

 

 

 

 

Nhận xét

- Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.

- Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối (trạng, ng,..), âm đệm (nguyên, khoa,…).

- Các âm đệm được ghi bằng các chữ cái o, u

- Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, nguyễn, nguyện)

Lưu ý

Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh, Ví dụ: A! Mẹ đã về; U về rồi! Ê lại đây chú bé!

III. Quy tắc đánh dấu thanh

Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)

Ví dụ: cáo, khuyến, lệnh, nguyện, nguyền,….

1. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa ia/iê

Trong tiếng có chứa ia (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi ia – chữ i.

VD: nghĩa, mía, tía, lìa, bịa,…

Trong tiếng có chứa (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi iê – chữ ê.

VD: chiến, tiến, diện, tiễn, tiền, khiển,…

2. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa ua/uô

Trong tiếng có chứa ua (tiếng không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u.

VD: múa, của, lụa,….

Trong tiếng có chứa (tiếng có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô

VD: cuốc, muốn, muội, muỗi,…

3. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa ưa/ươ

Trong tiếng có chứa ưa (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ưa – chữ ư

VD: mưa, thửa, tựa, chữa, dứa, dừa,….

Trong tiếng có chứa ươ (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm ươ – chữ ơ

VD: nước, dược, lược, sưởi,….

4. Quy tắc đánh dấu thanh với những tiếng có vần yê/ya

- Trong những tiếng có âm đệm và không có  âm cuối, nguyên âm đôi được viết là ya. Tiếng Việt chỉ có 4 từ có chứa ya, trong đó 3 từ là từ mượn, tất cả đều không có dấu thanh: khuya, pơ-luya, xanh – tuya, phéc – mơ – tuya

- Trong những tiếng có âm đệm và có âm cuối, nguyên âm đôi được viết là : truyền thuyết, huyện, yến. Dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ê

IV. Cách viết những từ có chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng

1. Cách viết những tiếng có chứa âm đầu n/l

Chú ý phân biệt các tiếng có chứa âm đầu n/l

Con la – quả na, lẻ loi – nứt nẻ, lo lắng – ăn no, lo sợ - no nê,….

2. Cách viết những tiếng có chứa âm cuối là n hoặc ng

Chú ý phân biệt các tiếng có chứa âm cuối là hoặc ng

Lan man – mang vác, khai man – con mang, vần thơ – vầng trăng, buôn làng – buông màn,….