Tập làm văn: Văn tả người

I. Cấu tạo của bài văn tả người

Bài văn tả người thường có ba phần

1. Mở bài: Giới thiệu về người định tả

2. Thân bài

- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…)

- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử với người khác,…)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả

II. Các bước làm một bài văn tả người

Bước 1: Xác định người mà em muốn tả

Bước 2: Quan sát và lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, vóc người, dáng đi,…)

Bước 3: Em lựa chọn những chi tiết để tả đúng các đặc điểm ấy

VD: Mái tóc: chú ý đến đặc điểm độ dài, màu sắc, chất tóc,…

Bước 4: Lập dàn ý: Sắp xếp các ý em vừa tìm được theo một trật tự nhất định

Bước 5: Dựa vào dàn ý đã lập hãy viết thành bài hoàn chỉnh. Một bài hoàn chỉnh bao gồm những đoạn văn nhỏ. Trong mỗi đoạn văn em cần chủ ý có câu mở đoạn, các từ ngữ hình ảnh cần được sử dụng một cách sinh động và hiểu quả.

Bước 6: Kiểm tra lại

- Bài văn đã đủ 3 phần theo kết cấu MB – TB – KB hay chưa

- Các đoạn văn đã có câu mở đoạn chưa?

- Cách hành văn của em đã được trôi chảy, lưu loát hay chưa? Chú ý lỗi chính tả. Các hình ảnh, từ ngữ được đem vào sử dụng phải đảm bảo đúng, hợp lý, sinh động, biểu cảm.

- Mỗi một chi tiết miêu tả mà em sử dụng phải đảm bảo thể hiện được tính cách nhân vật cũng như tình cảm của em đối với đối tượng đang được miêu tả.

- Cách sắp xếp các câu, các phần trong bài của em đã được hợp lý chưa.

Câu hỏi trong bài
Câu 1:

Ngoại hình của Hạng A Cháng có gì nổi bật?

Hạng A Cháng

     Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:

     - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!

     A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

     Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

     Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hơmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

        Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!”và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày , thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…

           Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

Theo MA VĂN KHÁNG

 

Câu 3:

Đọc bài văn Người thợ rèn, rồi bấm chọn vào các chi tiết miêu tả người thợ rèn đang làm việc:

Người thợ rèn


Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường.

Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. 

Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.

Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. 

Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. 

Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.


- Thổi nào! - Anh bảo cậu thợ phụ.


Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lửa liếm lên rực rỡ.


- Thôi! - Anh nói.


Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, trong khi anh Thận lại

lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: "Này... Này... Này..."

Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. 

Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng.

Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu 

làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng.

Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. 

Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.


Theo Nguyên Ngọc

Câu 5:

Đọc bài văn Hạng A Cháng trong SGK trang 119 – 120 và cho biết tác giả đã giới thiệu người định tả bằng cách nào?

Hạng A Cháng

     Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:

     - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!

     A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

     Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

     Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hơmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

        Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!”và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày , thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…

           Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

Theo MA VĂN KHÁNG

 

Câu 6:

Phần kết bài của bài văn Hạng A Cháng nêu ý chính gì?

Hạng A Cháng

     Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:

     - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!

     A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

     Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

     Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hơmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

        Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!”và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày , thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…

           Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

Theo MA VĂN KHÁNG