Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Ôn tập học kì II – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 52: ÔN TẬP HỌC KÌ II
i. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Biết hệ thống và nắm vững các đặc điểm đã học về đặc điểm tự nhiên đặc điểm kinh tế-xã hội của 2 vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác hiểu được vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế. Bên cạnh đó còn phải nắm vững và biết vận dụng kiến thức đã học về địa lí địa phương mình.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét giải thích.
3. Thái độ:
- Nhận thấy tầm quan trọng của 2 vùng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, việc cần phải phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo và biết vận dụng vào lao động sản xuất tại địa phương mình.
ii. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam
- Lược đồ vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
- Bản đồ địa phương
2. Học sinh: n/c trước bài mới
iii. hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra trong bài ôn tập
3. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2.Tiến trình các hoạt động :
Hoạt động 1: hướng dẫn ôn tập
- Mục tiêu: HS hệ thống hoá và củng cố lại kiến thức địa lí dã học trong học kì II
- Phương tiện: bản đồ HP và các bảng ssó liệu
- Phương pháp: đàm thoại, hoạt động nhóm lớn, Điều chỉnh đồng loạt (HSKK)
- Kĩ thuật: Tia chớp, XYZ
- Thời gian: 35 phút
MỘT SỐ CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II. MÔN ĐỊA LÍ 9
Phần I: Lí thuyết
Câu 1: Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ?
Câu 2: Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
Câu 3: Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Câu 4: Nhờ những điều kiện nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước?
Câu 5: Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Câu 6: Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
Câu 7: Nêu các loại tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khí hậu, nước, biển và đảo) ở Đồng bằng sông Cửu Long. (SGK tr.127)
Câu 8: Đồng bằng Sông Cửu Long có thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản?
Câu 9: -Vùng biển nước ta có những tiềm năng gì để phát triển ngành thuỷ sản?
- Trình bày tiềm năng của các ngành kinh tế biển ở nước ta? (Tiềm năng của 4 ngành kinh tế biển)
Câu 10: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta?
Câu 11: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? (5phương hướng, SGK tr. 143)
Câu 12: Nêu đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Hải Phòng?
Phần II: Bài tập
1.Bài tập 3 trang 116
2.Bài tập 3 trang 120
3.Bài tập thực hành 1 trang 124
4.Bài tập 3 trang 127
5. Bài tập 3 trang 133
6. Bài tập thực hành 1 trang 134
7. Nghiên cứu bài tập thực hành 2 trang 145
8. Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu kinh tế (%) của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2002 dưới đây:
Khu vực Vùng |
Nông, lâm, ngư nghiệp |
Công nghiệp- xây dựng |
Dịch vụ |
Đông Nam Bộ |
6,2 |
59,3 |
34,5 |
Cả nước |
23,0 |
38,5 |
38,5 |
a, Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
b, Nhận xét tỉ trọng công nghiệp và xây dựng của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
CÁC VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM
Tên vùng |
Vị trí địa lí |
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Dân cư, xã hội |
Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ |
Trung tâm kinh tế |
Đông Nam Bộ |
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông - Có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, xã hội với cả nước và quốc tế |
- Địa hình thoải - Đất: đất đỏ badan và đất xám rấy thuận lợi cho trồng cây công nghiệp - Khí hậu: cận xích đạo - Vùng biển giàu tiềm năng (dầu khí, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch biển) |
Dân cư đông , nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. |
1. Công nghiệp: - Cơ cấu công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ - Gồm các ngành: khai thác dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, hang tiêu dung - Chiếm tỉ trọng: 59,3% cả nước 2. Nông nghiệp - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước - Gồm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm: cao su, hồ tiêu, điều, mía, đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp 3. Dịch vụ - Hoạt động dịch vụ rất đa dạng - Đông Nam Bộ là nơi có sức thu hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài (50,1%) - Du lich rất phát triển |
TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu |
Đồng Bằng Sông Cửu Long |
- Vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - Vùng biển đảo giàu tài nguyên bậc nhất nước ta - Mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á |
- Địa hình: thấp và bằng phẳng - Đất: phù sa ngọt (1,2 triệu tấn), đất phèn, mặn (2,5 triệu tấn) - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phông phú - Sinh vật trên cạn, dưới nước đa dạng - Sông Cửu Long có vai trò to lớn - Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn. |
- Vùng đông dân, có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa - Người dân cần cù, thích ứng với sản xuất hàng hóa, với lũ hàng năm - Mặt bằng dân trí chưa cao |
1. Nông nghiệp - Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước ( đặc biệt là trồng lúa: 51,5% sản lượng cả nước) - Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước - Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản (50%) - Nghề nuôi vịt phát triển mạnh - Nghề trồng rừng có vị trí rất quan trọng, nhất là rừng ngập mặn 2. Công nghiệp - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (20%) - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao 3. Dịch vụ - Gồm các ngành chủ yếu: xuất khẩu gạo, thủy sản đông lạnh - Giao Thông đường thủy có vai trò quan trọng |
Thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau |
4.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:
- Ôn tập tốt các bài học ở học kì II và rèn luyện các kĩ năng.
- Chuẩn bị tiết sau: Tiết 53 - Kiểm tra học kì II.
Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Ôn tập học kì II – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 52: ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần
- Hiểu và trình bày được.
+ Tìềm năng phát triển kinh tế to lớn của biển đảo Việt Nam, nhưqngx thế mạnh của biển đảo Việt nam.
+ Vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để phát triển bền vững kinh tế quốc gia.
+ Khả năng phát triển kinh tế biển đảo của địa phương, những tồn tại và giải pháp khắc phục.
- Có kỹ năng so sánh, phân tích, vẽ biểu đồ cột, tròn.
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Các phiếu học tập.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Các bản đồ: Tự nhiên, kinh tế , hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
Mở bài:
- GV kiểm tra đề cương ôn tập của HS
+ Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập.
HĐ1: Cá nhân:
1. GV gọi 2 -3 học sinh xác định vị trí vùng biển - đảo Việt Nam.
2. Tổ chức cho HS tự sắp xếp tên các tỉnh của từng vùng, của vùng kinh tế trong điểm phía Nam.
HĐ2: Nhóm
Bước1.GV Phân chia lớp làm 4 nhóm
Nhóm 1: Phiếu học tấp số 1
Nhóm 2: Phiếu học tấp số 2
Nhóm 3: Phiếu học tấp số 3
Nhóm 4 :Phiếu học tập số 4
Bước 2: Các nhóm làm việc theo phiếu và chuẩn bị cử người lên báo cáo.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiếm thức.
IV. ĐÁNH GIÁ
GV cùng HS đánh giá cho điểm kết quả làm việc của các nhóm.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Ôn tập tất cả các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
VI. PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1:
1. Ngành kinh tế biển bao gồm những ngành gì ? nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển ngành kinh tế biển ?
2. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ ? Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản?
3. Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển sau đây ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Cửu Lò , Sầm Sơn, trà Cổ, Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Vũng tàu.
Phiếu học tấp số 2:
1.Vẽ sơ đồ xu hướng phát triển ngành dầu khí ở nước ta.
2. Xcs định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chúng ta cần tiến hành biện pháp gì để phát tiển giao thông vận tải biển?
3. Tại sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? Các giải pháp.
Phiếu học tập số 3:
Những thuận lợi khó khăn của tỉnh ta trong việc phát triển kinh tế xã hội. Khó khăn nào lớn nhất?
Thế mạnh kinh tế của tỉnh ta là gì? Dựa trên những điều kiện nào ?
Tỉnh ta có tiềm năng du lịch gì ? Các giải pháp ?
Phiếu học tập số 4:
Dựa vào hình 40.1 chuyển thành bảng số liệi tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế của tỉnh , thành phố.