Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 42: Địa lí địa phương. Địa lí thành phố Hà Nội ( Tiếp theo) mới nhất

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 42: Địa lí địa phương. Địa lí thành phố Hà Nội ( Tiếp theo)– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 50,BÀI 42: ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (TIẾP THEO)

I.MỤC TIÊU:

1 .Kiến thức: giúp cho học sinh nắm được:

- Những kiến thức về địa lí dân cư- xã hội của Hà Nội.

- Các kiến thức địa lí địa phương của mình.

2. Kĩ năng: Thông qua nội dung bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, quan sát lược đồ dân số, bảng thống kê dân số của thành phố.

3 .Về tư tưởng: Giáo dục cho học sinh thấy được những khó khăn của dân số của thành phố từ đó có ý thức tuyên truyền những chính sách về dân số của Đảng và nhà nước đưa ra

II. CHUẨN BỊ:

1 .Giáo viên: tài liệu địa lí Hà Nội.

2 Học sinh: Tài liệu địa lí Hà Nội, xem và soạn trước bài ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Bài cũ:

Câu 1:Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của thành phố? Nêu nhận xét?

Câu 2: Theo em, thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế -xã hội của thành phố?

2 Bài mới:

a. Giới thiệu bài: tình hình dân cư và lao động của Hà Nội chúng ta như thế nào? Nền kinh tế của thành phố hiện nay ra sao? Chúng ta tìm hiểu tiếp bài 42.

b.Bài giảng:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

? Cho biết dân số của thành phố và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số của Hà Nội? Nhận xét?

Hs: Trả lời

? Tình hình gia tăng cơ giới của Thành phố như thế nào?

Hs: lớn do nhiều nguyên nhân: kinh tế, học tập … … …

? Tác động của gia tăng dân số đến sản xuất và đời sống?

? Đặc điểm cơ cấu dân số của thành phố như thế nào? (Kết cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, lao động, kết cấu dân tộc).

Giáo viên nhận xét và cung cấp những số liệu cần thiết cho học sinh.

?Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố?

? Mật độ dân số của thành phố như thế nào?

? Phân bố dân cư của thành phố ra sao? Nguyên nhân?

Hs: Trả lời

? Nêu các loại hình cư trú chính của thành phố?

Thảo luận nhóm:

N1: tìm hiểu tình hình giáo dục?

N2: tìm hiểu tình hình y tế?

N3: tìm hiểu tình hình văn hóa?

Hs: Thảo luận và trình bày.

*.Hoạt động 2: Tìm hiểu nét chung về tình hình kinh tế của thành phố (7 phút)

? Tình hình phát triển kinh tế của thành phố trong những năm gần đây như thế nào?

Hs: Trả lời

Gv: Quan sát biểu đồ thành phần kinh tế Hà nội và cả nước cùng đồng bằng sông hồng nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế ?

HN

ĐBSH

CN

Nông lân ngư nghiệp

5,63

13,96

20,8

Công nghiệp

41,27

41,8

41,31

Dịch vụ

53,1

44,24

37,88

? Thế mạnh kinh tế của vùng là gì?

-Giáo viên nêu những thách thức và hướng phát triển kt của thành phố trong thời gian tới.

III.Dân cư

1 Số dân

-Dân số: 6313.1 nghìn người (2008).

Mật độ dân số” 1887 người/ km2

-Tỉ lệ tăng tự nhiên: 1,2 %

- Gia tăng cơ giới lớn. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn người vào thành phố.

2 Cơ cấu dân số

- Kết cấu dân số theo độ tuổi:

+ Dưới 15 tuổi: 21.5%

+ 15 – 59 : 68.3%

+ 60 tuổi trở lên: 10.2%

Đang có xu hướng già hóa.

-Kết cấu dân số theo giới tính: tương đối cân bằng (nam: 48.9%, nữ: 51.1%)

-Kết cấu theo lao động:

+ Nguồn lao động: khoảng 4562.5 nghìn người.

+ Chất lượng nguồn lao động tốt nhất cả nước.

+ Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Cơ cấu dân tộc: Là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh (99%).

3.Phân bố dân cư

a. Mật độ dân số là: 1864 người/km2 (2007) gấp 7.3 lần so với cả nước.

b. Phân bố dân cư: dân cư phân bố không đồng đều.

c. Các loại hình cư trú: có 2 loại hình cư trú chính là nông thôn và thành thị.

- Số dân thành thị chiếm: 39.7%

- Số dân nông thôn chiếm: 60.3%.

4.Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

a. Giáo dục: là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn nhất cả nước.

- Có 68 trường cao đẳng, đại học.

- Tất cả các quận huyện đều có trường phổ thong.

b. Y tế:

- Năm 2007 có: 50 bệnh viện, 572 trạm y tế xã, 5777 bác sĩ…

- Có 100 xã, phường có trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia.

c. Hà Nội vùng đất địa – văn hóa Việt tiêu biểu.

IV.Kinh tế

1 Khái quát chung

- Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 cả nước.

- Phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP: 12.45 % (2008).

+ Cơ cấu kinh tế: dịch vụ cao nhất (53.1%), thấp nhất là nông nghiệp (5.6%).

3 Củng cố:

? Nêu nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số?

? Nêu khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây?

4 Dặn dò:

-Các em về nhà học bài vận dụng kiến thức trong bài để làm phần câu hỏi trong sgk.

-Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Xem và soạn trước bài tiếp theo.

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 42: Địa lí địa phương. Địa lí tỉnh Quảng Nam (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 50, Bài 42: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG NAM

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần :

+ Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của địa phương: gia tăng dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Nguồn lực có tính quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

+ Biết được đặc điểm chung của kinh tế tỉnh.

+ Có kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương.

II. Các thiết bị dạy học.

+ Bản đồ dân cư , dân tộc Việt Nam.

+ Bản đồ tỉnh Quảng Nam

+ Tài liệu địa lý tỉnh Quảng Nam

+ Các tranh ảnh cần thiết.

III. Hoạt động dạy và học

Giới thiệu bài: Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nghiên cứu dân cư-lao động giúp chúng ta thấy rõ sự phát triển, phân bố dân cư va lao động của tỉnh để có kế hoạch điều chỉnh, sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động của địa phương.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1: Cá nhân/ Nhóm

Bước 1: HS dựa vào kênh chữ, Atlát trang 11,12 kết hợp kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập ( phụ lục )

GV gợi ý : Các giải pháp gồm hai vấn đề lớn:

+ Sự phát triển và phân bố dân cư, lao động của tỉnh đã hợp lý chưa? Điều chỉnh như thế nào?

+ Việc sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề sức lao động của tỉnh với tầm chiến lược ra sao ?

chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một vấn đề sau đó cử đại diện trình bày trước lớp đồng thời đưa ra những ý kiến, những biện pháp của nhóm mình đối với các vấn đề mà nhóm tìm hiểu.

Bước 2: Gọi đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung- Gv chuẩn kiến thức.

Chuyển ý : GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm dân cư lao động của tỉnh có thuận lợi khó khăn gì cho phát triển kinh tế ? kinh tế của tỉnh có trình độ phát triển so với cả nước như thế nào? Trong công cuộc đổi mới có sự thay đổi về kinh tế ra sao?

Hoạt động 2: Cá nhân.

Bước 1:HS dựa vào kênh chữ kết hợp với biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh:

-So sánh tỉ trọng cơ cấu của tỉnh với cả nước

-Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Giải thích.

Thế mạnh kinh tế của địa phương.

Bước 2:HS phát biểu-GV chuẩn xác kiến thức.

III. Dân cư và lao động

1. Dân cư

+ Số dân: 1454,3 triệu người (2004), mật độ trung bình 140 người/km2 .

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên :1,24%.

+ Phân bố không đồng đều giữa miền núi và đồng bằng; giữa thành thị và nông thôn.

2.Lao động

Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.

Cơ cấu sử dụng lao động cơ sự thay đổi tích cực, tăng tỉ trọng ở khu vực 2 và 3, giảm lao động ở khu vực 1.

IV.Kinh tế

1. Đặc điểm chung

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân khá cao (10,38%/năm).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

Cơ cấu ngành cũng có sự thay đổi

IV. Đánh giá:

1.Dân cư lao động của tỉnh có đặc điểm gì? Có thuậnlợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? Các giải pháp lớn?

2. Nêu đặc điểm chung của kinh tế tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì trên con đường phát triển kinh tế của tỉnh?

V. Hoạt động nối tiếp

Ôn tập các nội dung của HK2 để chuẩn bị kiểm tra HK.

VI. Phụ lục: Phiếu học tập của hoạt động 2

a) HS dựa vào kênh chữ, Atlát trang 11,12 kết hợp kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập

Đặc điểm

phân bố

Tiềm năng kinh tế

Giải pháp

Thuận lợi

Khó khăn

Số dân

Sự gia tăng dân số

Mật độ dân số

Phân bố dân cư

Các loại hình cư trú

Văn hoá-giáo dục

Y tế

b)Nhận xét chung về dân cư và lao động, nêu ảnh hưởng của dân cư, lao động đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Các giải pháp khắc phục khó khăn.