Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 34:Thực hành : Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ hay nhất

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 34:Thực hành : Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 40, Bài 34: THỰC HÀNH:

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của vùng làm rõ vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2. Kĩ năng:

- Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để phân tích , nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.Kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức.

- Xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm.

3. Thái độ :

- Giáo dụclòng yêu thiên nhiên

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Bản đồ kinh tếcủa vùng Đông Nam Bộ

- Biểu đồ tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trong điểm của Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001 .

2. Học sinh :

- Dụng cụ vẽ

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học :

1. Kiểm tra bài cũ :

-Kiểm tra 15 phút

2. Bài mới :

- Gv giới thiệu yêu cầu bài thực hành

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

+ Hoạt động 1 :Bài tập 1 ( cá nhân )

- Bài tập 1 :

Bảng 34.1 tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu cho các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001

Các ngành công nghiệp trọng điểm

Sản phẩm tiêu biểu

Tên sản phẩm

Tỉ trọng so với cả nước (%)

Khai thác nhiên liệu

Dầu thô

100,0

Điện

Điện sản xuất

47,3

Cơ khí-điện tử

Động cơ Điêden

77,8

Hoá chất

Sơn hoá học

78,1

Vật liệu xây dựng

Xi măng

17,6

Dệt may

Quần áo

47,5

Chế biến thực phẩm

Bia

39,8

- Dựa vào nội dung phần thuật ngữ trang 153 sgk để nêu khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm .

- Nhận xét ngành nào có tỉ trọng lớn, ngành nào có tỉ trọng nhỏ?

- Theo em nên chọn biểu đồ gì? Tại sao ?( hình cột- để thể hiện rõ nhất 7 ngành )

- Gv hướng dẫn cách vẽ:

+Vẽ hệ toạ độ tâm 0, trục tung chia thành 10 đoạn, mỗi đoạn tương ứng 10% , tổng cộng trục tung là 100%. Đầu mút trụctung ghi % .

+ Trục hoành chia 7 đoạn bằng nhau cân đối với trục tung .Trên trục hoành tương ứng với 7 ngành công nghiệp trọng điểm trong bảngĐộ cao của từng cột có số % như trong bảng 34.1.

- Dùng kí hiệu hoặcmàu phân biệt các ngành …

- Ghi tên các ngành công nghiệp trọng điểm dưới cột thể hiện .

- Viết tên biểu đồ .

- GV gọi HS lên bảng vẽ, nhận xét

+ Hoạt động 2 :Bài tập 2 ( nhóm )

- Bài tập 2:

- Thảo luận nhóm : 4 nhóm – 5 phút

- Nhóm 1.2 : câu a, b

- Nhóm 3.4 : câu c, d

- Căn cứ biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33 hãy cho biết:

a.Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đã sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?

b.Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đã sử dụng nhiều lao động?

c.Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?

d.Vai trò của Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước?

- Nhóm chẳn trình bày – nhóm lẻ nhận xét .

- Gv chuẩn kiến thức .

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :

- Củng cố :

- Vùng có những thuận lợi và khó khăn nào trong phát triển kinh tế ?

- Vai trò của vùng đối với cả nước như thế nào ?

- Dặn dò :

- Hoàn thành bài thưc hành vào vở

- Chuẩn bị bài 35 : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

+ Xác định vị trí địa lí . Ý nghĩa

+ Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?

+ Dân cư , xãhội có những thuận lợi và khó khăn gì?

Rút kinh nghiệm :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 34:Thực hành : Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ– Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 40, Bài 34: THỰC HÀNH:

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ

I. Mục tiêu bài học: sau bài học, HS cần:

+ Củng cố kiến thức đã học về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của vùng, khắc sâu hơn nữa vai trò của vùng Đông Nam Bộ.

+Rèn luyện kĩ năng xử lý, phân tích số liệu thống kê về một số ngành CN trọng điểm.

+Có kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp.

II. Các thiết bị dạy học:

+ Bản đồ địa lý tự nhiên và bản đồ KT Đông Nam Bộ.

III. Các hoạt động trên lớp

+ GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học.

+ Cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất trong giờ học.

Hoạt động 1- cả lớp-cá nhân-cả lớp

Bước1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 34.1 và hỏi : thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Có bao nhiêu ngành công nghiệp trọng điểm? Sắp xếp lại các ngành theo tỉ trọng từ lớn đến bé so với cả nước. Mối liên hệ giữa các ngành kinh tế trọng điểm ở ĐNB với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bước 2: cho HS nêu ý kiến nên chọn loại biểu đồ nào?tại sao? GV kết luận : có nhiều cách để thể hiện nhưng cách tốt nhất là chọn biểu đồ cột.

Bước 3: HS khá lên bảng-cả lớp vẽ theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động 2- nhóm.

Bước 1: GV hướng dẫn các nhóm nghiên cứu các câu a,b,c,d và trả lời theo gợi ý của GV.

Bước 2: GV đọc câu hỏi, các nhóm cử đại diện trả lời.

Bước 3:GV chuẩn kiến thức:Những ngành CN trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng: năng lượng, chế biến TP.

Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động: dệt may, chế biến thực phẩm.

Những ngành CN trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: Năng lượng, cơ khí, điện tử...

Vai trò của Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước:

+Là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước.

+Một số sản phẩm chính của các ngành CN trọng điểm dẫn đầu trong cả nước.

+ Khai thác dầu thô chiếm 100% tỉ trọng so với cả nước.

+Động cơ điêden chiếm 77,8% tỉ trọng so với cả nước.

+Điện sản xuất chiếm 47,3% tỉ trọng so với cả nước.

Kết luận: Đông Nam Bộ có vai trò quyết định trong sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển công nghiệp trong cả nước.

IV. Đánh giá: GV chấm điểm bài thực hành của HS.

V. Hoạt động nối tiếp: Hoàn thành phần việc chưa làm xong. Chuẩn bị bài vùng ĐBSCL.