Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 40: Đánh giá tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ và tìm hiểu về các ngành công nghiệp dầu khí– Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 48, Bài 40: Bài 40:Thực hành:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh đạt được
1. Kiến thức:
Trình bày dược tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ; tình hình khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí ở nước ta
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện khả năng phân tích tổng hợp kiến thức, xác định mối liên hệ địa lý giữa các đối tượng địa lý trên lược đồ kinh tế nước ta.
-Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta.
3. Thái độ:
Ý thức phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức, điểm danh: (Thời gian: 1 phút)
2. Kiểm tra: (Thời gian: 3 phút)
3. Chuẩn bị của GV và HS:
- Giáo viên: Kế hoạch bài giảng, SGK; bản đồ Biển – đảo Việt Nam, một số hình ảnh về một số đảo ở nước ta. Các hình ảnh về hoạt động kinh tế biển- đảo.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, máy tính.
4. Hoạt động học tập:
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT(Thời gian: 4 phút)
1. Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, tiềm năng phát triển kinh tế biển của một số đảo ở nước ta, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về vị trí và thế mạnh của các đảo; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các đặc điểm nổi bật về tiềm năng, sự phát triển kinh tế biển của các đảo và quần đảo nước ta
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về kinh tế biển cuẩ các đảo ven bờ -> Kết nối với bài học ...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về các đảo ven bờ ở nước ta
4. Các bước hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh về các đảo ven bờ ở nước ta
- Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
- Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1:Đánh giá tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ. (Thời gian: 14 phút)
1. Mục tiêu: Đánh giá đúng tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:PP SGK, bản đồ Biển- đảo Việt Nam một số hình ảnh về giá tri kinh tế biển – đảo VN. Phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức: nhóm
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung ghi bảng |
||||||||||
Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ. GV yêu cầu HS dựa bảng các nhóm thảo luận theo nội dung sau: Nhóm 1: Xác định đảo có ngành nông lâmphát triển? Nhóm2: Xác định đảo có ngành du lịch phát triển. Nhóm3: Xác định đảo có ngành ngư nghiệp phát triển. Nhóm 4: Xác định đảo có ngành dịch vụ biển phát triển. Bước 2: các nhóm thảo luận. Bước 3: đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. Bước 4: GV bổ sung, xác định các đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp biển. Giới thiệu về đảo Cù Lao Chàm.
|
1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ. - Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. - Vì có diện tích tương đối lớn, vùng biển bao quanh khá rộng, có điều kiện xây dựng cảng. |
Hoạt động 2:Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta (Thời gian: 16 phút)
1. Mục tiêu: Đánh giá đúng tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô, nhập xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng biểu đồ, phát vấn/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân/ cặp
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung ghi bảng |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 40.1 và vốn hiểu biết, hãy: Phân tích tình hình khai thác dầu, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ởnước ta qua các năm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. HS khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức. GV: chuẩn xác và bổ sung kiến thức: - Toàn bộ sản lượng dầu được khai thác xuấtkhẩudưới dạng thô chứng tỏ CN chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của CN dầu khí nước ta. Trong khi xuất dầu thô nước ta phải nhập nhập lượng xăng dầu chế biến số lượng ngày càng tăng. GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh khai thác dầu khí ở Vũng Tàu và hình ảnh cơ sở chếbiến lọc dầu ở vũng Rô. |
2. Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta: - Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu không ngừng tăng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(Thời gian: 3 phút)
1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1: Đảo ở nước ta có diện tích lớn nhất?
A. Phú QuốcC. Cát Bà.
B. Phú Quý.D. Côn Đảo.
Câu 2: Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của đảo Lý Sơn là
A. hành.B. nghệ.C. tỏi.D. gừng.
Câu 3: Đảo Cát Bà thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?
A. Quảng Ninh.C. Vũng Tàu
B. Hải PhòngD. Kiên Giang.
Câu 4: Nước ta có một khu bảo tồn di sản thiên nhiên biển được UNESCO công nhận là
A. Côn Đảo C. Vịnh Cam Ranh
B. Vịnh Hạ Long. D. Bái Tử Long.
2. (cặp) Lợi ích của việc chế biến sản phẩm dầu khí so với xuất khẩu dầu thô ở nước ta?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG(Thời gian: 4 phút)
1. Hãy vẽ sơ đồ cơ cấu ngành dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí của nước ta trong tương lai?
2. GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: “Địa lý địa phương tỉnh Quảng Nam.”
Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 40: Đánh giá tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ và tìm hiểu về các ngành công nghiệp dầu khí– Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 48, Bài 40: Bài 40:Thực hành:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học học sinh cần .
- Phát triển kỹ năng phân tích tổng hợp kiến thức
- Có kỹ năng xây dựng sơ đồ trong quá trình học tập để biểu hiện mối quan hệ giữa các đối tượng .
- Cũng cố kiến thức về phát triển tổng hợp kinh tế biển .
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- HS có đầy đủ dụng cụ học tập .
Atlat địa lý Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Mở bài:
- GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học
- Cách thức tiến hành để đạt kết quả cao nhất.
Bài tập số 1:
HĐ 1:Cá nhân -nhóm
Bước 1: GV yêu cầu học sinh nhắc lại: Phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm những ngành nào?
- HS dựa vào 40.1, Atlat (trang 4 ) kết hợp kiến thức đã học
- Xác định vị trí các đảo ven bờ
- Những đảo nào có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp các nghành kt biển ?Vì sao?
Bước 2 : Cá nhân trong nhóm trao đổi , bổ sung cho nhau
Bước 3 : Đại diện các nhóm phát biểu , GV chuẩn kiến thức .
Đáp án :
-Các đảo:Cát bà,Côn đảo,Phú Quốc: Nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển.
Bài tập số 2:
HĐ 2: cá nhân - nhóm
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng biểu đô:
+ Phân tích biểu đồ của từng đối tượng qua các năm.
+ Sau đó phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý;
Bước 2: Học sinh dựa vào biểu đồ hình 40.1 kết hợp kiến thức đã học:
- Nhận xét về tình hình khai thác, xk dầu khô, nhập khẩu xăng dầu của nước ta.
- Nhận xét về tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta.
Bước 3: Cá nhân sau khi làm xong cùng cả nhóm trao đổi
Bước 4: Đại diện nhóm phát biểu - GV chuẩn bị kiến thức.
Đáp án : - Từ năm 1999 đến năm 2003:
+ Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục.
+ Hầu như toàn bộlượng dầu khai thác được đều xuất khẩu dưới dạng thô.
+ Trong khi xk dầu thô, nước ta phải nhập lượng xăng dầu chế biến ngày càng tăng.
+ Ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là điểm yếu của công nghiệp dầu khí.
IV. ĐÁNH GIÁ
1. Sắp xếp các đảo điển hình ở ven bờ theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Thổ Chu.
2. Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
Ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển thể hiện:
A. Hầu như lượng dầu khai thác được của nước ta đều được xk dưới dạng dầu thô.
B. Lượng nhập xăng, dầu ngày càng tăng.
C. Tất cả các ý trên.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS hoàn thành nốt bài thực hành .