Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài Ôn tập học kì I mới nhất

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài Ôn tập học kì I– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ 1

I . Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh khái quát lại những kiến thức đãă học về dân cư , kinh tế , tự nhiên Việt Namvàcủa các vùng kinh tế .

2. Kĩ năng :

- Quan sát , phân tích lược đồ , bảng số liệu

- Nắm cách vẽ các dạng biểu đồ .

3. Thái độ :

- Tự tin , yêu thích môn học .

II. Chuẩn bị giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên :

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam .

- Bản đồ kinh tế Việt Nam .

- Đề cương ôn tập . ( chuẩn bị câu hỏi cho Hs )

2. Học sinh :

- Lập đề cương ôn tập .

III.Tổ chức hoạt động dạy và học :

1.Kiểm tra bài cũ :

- Kết hợp trong ôn tập

2. Bài mới :

- Hoạt động 1 : 3 phút

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

- Hoạt động 2 :

- Hs thảo luận nhóm : 4 nhóm – 7 phút

- Nhóm 1,2 : Địa lí dân cư.

- Nhóm 3, 4 : Địa lí các ngành kinh tế

- Hoạt động 3: ( 25 phút )

- Hs trình bày kết hợp bản đồ – nhận xét bổ sung .

- Gv chuẩn kiến thức .

- Nội dung đề cương :

I. Địa lí dân cư.

1. Gia tăng dân số

- Từ 1954 - 2003 : Dân số nước ta tăng nhanh và tăng liên tục

- Cuối những năm 50 : có sự “Bùng nổ dân số”. Năm 2003 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,43%

- Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.Tuy nhiên mỗi năm tăng trung bình 1 triệu người

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên c̣n khác nhau giữa các vùng.

+ Miền núi cao hơn đồng bằng .nông thôn và miền núi cao ( 1.52 % )

+ Nông thôn cao hơn thành thị; Thành thị , khu công nghiệp tỉ lệ tăng tự nhiên thấp( 1.12 % ) .

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên thấp nhất Đồng bằng sông Hồng ( 1.11 % ) , cao nhất Tây Nguyên ( 2.11 % )

2. Theo độ tuổi :

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Năm 1999, nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 33.5 % , trên 60 tuổi chỉ có 8.1 %.

- Tỉ lệ trẻ em có xu hướng giảm . Cơ cấu dâncó xu hướng già đi, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên .

3.Nguồn lao động

- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.

- Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động

- Chủ yếu ở nông thôn 75,8%.và phần lớn chưa qua đào tạo ( 78,8 % )

- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.

- Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn .

4.Sử dụng lao động

- Số lao động có việc làm ngày càng tăng .

- Giai đoạn 1999- 2003 số lao động từ 30.1 triệu người tăng lên 41.3 triệu người .

- Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực giảm tỉ lệ lao động trong nông lâm ngư nghiệp , tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp , xây dựng và dịch vụ .

II. Địa lí kinh tế :

Trình bày t́nh h́nh phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp

- Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩmđa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.

- Trồng trọt:

+ Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân đầu đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.

+ Phân bố: các vùng trọng điểm lúa( đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng ), các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu ( Tây Nguyên , Đông Nam Bộ ).

- Chăn nuôi:

+ T́nh h́nh phát triển: chiếm tỉ trọng c̣n nhỏ trong nông nghiệp; đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.

+ Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang mở rộng .

+ Phân bố: trâu (Trung du và miền núi Bắc Bộ , Bắc Trung Bộ ), bò ( Duyên hải Nam Trung Bộ ), lợn, gia cầm ( đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long ).

Chứng minh cơ cấu công nghiệp đa dạng

- Sự đa dạng trong cơ cấu công nghiệp thể hiện có nhiều ngành : công nghiệp khai thác nhiên liệu , công nghiệp điện, chế biến lương thực thực phẩm , cơ khí – điện tử , hóa chất , vật liệu xây dựng, dệt may …

- Hệ thống công nghiệp gồm cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài .

Vì sao nói Hà Nội ,thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất ở nước ta ?

- Đây là hai đầu mối giao thông vận tải , viễn thông lớn nhất nước ta .

- Ở đây tập trung nhiều trường đại học , các viện nghiên cứu , các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu .

- Là hai trung tâm thương mại , tài chính , ngân hàng lớn nhất .

- Các dich vụ : Quảng cáo , bảo hiểm , tư vấn , văn hoá , nghệ thuật ...đều phát triển mạnh .

Vai trò ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống .

+ Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.

+ Tạo ra các mối quan hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

+ Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

Giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .

- Giới hạn : gồm 7tỉnhthành phố:Hà Nội, ( Hà Tây nhập vào Hà Nội ),Hải Phòng,Quảng Ninh,Hải Dương,Bắc Ninh,Hưng YênVĩnh Phúc. Diện tích 15,3 nghìn km2, dân số : 13 triệu người ( 2002 )

- Vai trò : Tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa , sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ,nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ .

Giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .

- Giới hạn : Thừa Thiên – Huế , Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam , Quảng Ngãi, Bình Định.Diện tích 27,9 nghìn km2, dân số : 6 triệu người ( 2002 )

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.Thúc đẩy mối quan hệ kinh tế liên vùng .

Đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng đem lại những thuận lợi khó khăn ǵ trong việc phát triển kinh tế xã hội ?

- Đặc điểm: châu thổ do sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu làđất phù sa, có vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí : Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước .

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh vụ đông .

+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên).

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

- Khó khăn:

+ Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản. .

+ Do hệ thống đê chống lũ ¨ Đồng ruộng trở thành các ô trũng ngập nước trong mùa mưa .

Đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộcó những thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

- Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, g̣ò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

- Thuận lợi:

- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng , với các nước .

- Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, nhiều băi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu,…), có một số khoáng sản (cát thủy tinh , ti tan …).

- Địa hình : Núi , gò đồi phía tây , đồng bằng ven biển nhỏ hẹp . bờ biển khúc khủy ,nhiều vũng vịnh¨ Phát triển các ngành nông lâm , ngư nghiệp , xây dựng các hải cảng .

- Khí hậu : mang tính chất cận xích đạo , nóng khô nhất cả nước ¨ Phát triển các cây trồng vật nuôi cận nhiệt , nghề sản xuất muối.

- Sông ng̣òi :Có giá trị thủy điện , thủy lợi .

- Khó khăn:

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích giao lưu kinh tế - xã hội hiểm trở , đất dể bị xói mòn ,đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt, đất kém phì nhiêu .

- Khí hậu khô hạn , nạn cát lấn và hiện tượng sa mạc hóa gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp .

- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, ...).

III. Kĩ năng :

- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt

Ảnh đính kèm

→ Tỉ trọng cây lương thực giảm ; tỉ trọng cây công công nghiệp ,cây ăn quả tăng .

Sự thay đổi này cho thấynước ta đă và đangthoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa, đa dạng hóa các loại cây trồng . Nền nông nghiệp nhiệt đới đang được phát huy tăng giá trị sản phẩm, các loại cây công nghiệp đang được phát triểnđể tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

- Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình tăng trưởng đàn gia súc , gia cầm

Ảnh đính kèm

- Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất:Đây là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu đảm bảo cho nhu cầu thực phẩmtăng nhanh . Nhờ giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng

- Đàn trâu không tăng chủ yếu do kết quả cơ giới hóa nông nghiệp, nhu cầu về sức kéo giảm .

Dựa biểu đồ hoặc bảng số liệu nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp

Ảnh đính kèm

- Nhận xét : Cơ cấu ngành đa dạng , đủ các lĩnh vực , đã hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm .

- Sự đa dạng trong cơ cấu công nghiệp thể hiện có nhiều ngành : công nghiệp khai thác nhiên liệu , công nghiệp điện, chế biến lương thực thực phẩm , cơ khí – điện tử , hóa chất , vật liệu xây dựng, dệt may …

- Hệ thống công nghiệp gồm cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài .

Dựa biểu đồ - bảng số liệu nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố ngành dịch vụ .

Ảnh đính kèm

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002

(Hoặc biểu đồ này chuyển thành bảng số liệu )

Nhậnxét và giải thích :

- Dịch vụ phát triển khá nhanh, ngày càng có vai tṛ quan trọng và khả năng hội nhập.

-Năm 2002 khu vực dịch vụ chiếm 25 % lao động , đóng góp 38.5 % GDP cả nước .

- Cơ cấu ngày càng đa dạng hơn .

- Chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng ( 51 % ) , dịch vụ sản xuất c̣n chiếm tỉ trọng nhỏ ( 26.8%)

Để đẩy mạnh phát triển dịch vụ , chúng ta phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại h́nh dịch vụ . Muốn vậy phải giải quyết các khó khăn tồn tại là thiếu lao động lành nghề , cơ sở hạ tầng yếu , tŕnh độ kĩ thuật công nghệ chưa cao.

Dựa vào bảng số liệu nhận xét về tình hình phát triển của ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng .

Bảng : cơ cấu kinh tế vùng Đồng Bằng sông Hồng ( % )

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

1995

30.7 %

26.6 %

42.7 %

2002

20.1 %

36.0 %

43.9 %

Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, năm 1995 đạt 26.6% đến năm 2002 đạt 36.0% tăng gần 10 % Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh năm 1995 đạt 18.3 nghìn tỉ đồng đến năm 2002 đạt 55.2 nghìn tỉ đồng tăng gấp hơn 3 lần so năm 1995 .

Giá trị sản xuất công nghiệp vùng chiếm 21 % GDP công nghiệp cả nước .

Vấn đề khai thác tiềm năng kinh tế biểncủa Duyên hải Nam Trung Bộ .

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển .

- Bờ biển dài , có nhiều vũng vịnh , biển có nhiều đặc sản sò huyết , tôm hùm ...ngoài khơi có ngư trường lớn Hoàng Sa – Trường Sa , Ninh Thuận – B́ình Thuận→ thuận lợi cho khai thác ,nuôi trồng thủy sản .

- Bờ biển khúc khuỷu , có nhiều vũng vịnh → thuận lợi xây dựng cảng ( Đà Nẵng, Nha Trang , Quy Nhơn , Dung Quất ... ) phát triển giao thông vận tải biển .

- Trên bãi cát có ti tan , cát thủy tinh, nghề muối phát triển ở Sa Huỳnh, Cà Ná → thuận lợi khai thác khoáng sản biển .

- Nhà máy lọc dầu Dung Quất ( Quảng Ngãi ) → thuận lợi chế biến khoáng sản biển .

- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp : Non Nước , Sa Huỳnh , Nha Trang , Mũi Né ... → thuận lợi phát triển du lịch biển .

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Củng cố :

- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh .

- Công nghiệp

- Nông nghiệp

Dặn dò :

- Ôn bài thi học kì I

- Thi nghiêm túc

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập và giấy thi .

- Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài Ôn tập học kì I– Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ 1

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , HS cần:.

+Hiểu và trình bày được :

-Tiềm năng phát triển kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng,BắcTrung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

-Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn.

-Biết hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng đã học.

-Có kĩ năng so sánh vẽ biểu đồ đường, phân tích các bảng , biểu.

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

+Atlát địa lý VN

+ Các bản đồ: hành chính, tự nhiên, kinh tế VN. Các phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy - học:

1.Bài cũ:

2 Bài mới:

-GV kiểm tra đề cương ôn tập của HS.

-Nêu nhiệm vụ giờ học: ôn tập, hệ thống hoá kiến thức từ bài 17 đến bài 30.

Hoạt động 1 : Cá nhân.

Bước 1: GV gọi 1-2 HS xác định vị trí giới hạn 5 vùng kinh tế đã học, nêu rõ ý nghĩa vị trí địa lý từng vùng.

Bước2: Tổ chức cho HS chơi trò sắp xếp các tỉnh của từng vùng.

Hoạt động 2: Nhóm

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Nhóm 1: Phiếu học tập số 1 ;Nhóm 2: Phiếu học tập số 2

Nhóm 3: Phiếu học tập số 3 ,Nhóm 4: Phiếu học tập số 4

Bước 2: Các nhóm làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập, cử người báo cáo.

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

GV hoặc HS chỉ bản đồ các nội dung có liên quan đến abnr đồ.

IV.Đánh giá.

GV cùng học sinh đánh giá , cho điểm kết quả làm việc của các nhóm.

V. Hoạt động nối tiếp.

HS ôn tập tất cả các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra HK1.

VI. Phụ lục:

Phiếu học tập số 1:

Câu 1: HS so sánh thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Trung Du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích sự khác nhau.

Câu 2: xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của hai vùng. Tại sao vùng Tây Nguyên công nghiệp còn hạn chế.

Câu 3: So sánh tiềm năng du lịch hai vùng.

Phiếuhọc tập số 2:

1/ Xác điịnh trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Hồng. Chức năng chuyên ngành của từng trung tâm.

2/Tại saođồng bằng sông Hồng đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính trong nông nghiệp?

3/ Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với Đồng bằng sông Hồng với Trung du miền núi Bắc Bộ.

Phiếu học tập số 3:

1. Tại sao vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ trồng cây lương thực bị hạn chế, trong khi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?

2.Tai sao ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ?

3.Chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của hai vùng và nói rõ tại sao công nghiệp còn han chế ?

4/Trình bày tiềm năng du lịch của hai vùng.

Phiếu học tập số 4:

1. HS hoàn thành sơ đồ hệ thống hoá kiến thức từ bài 17 đến bài 30.


CácVùng

yếu tố

Trungdu và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Bắc trung Bộ

Duyên hải NTB

Tây Nguyên

Ý nghĩa của vị trí địa lí

ĐKTN và TNTN

Dân cư và xã hội

Kinh tế

CN

NN

DV

TT kinh tế

Giải pháp