Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 43: Địa lí địa phương. Địa lí thành phố Hà Nội ( Tiếp theo)– Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 51, BÀI 43: ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU
1 Về kiến thức: Giúp cho học sinh được bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí kinh tế - xã hội của thành phố: nông ngiệp, công nghiệp và dịch vụ.
2 Về kĩ năng: Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế, những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp cho địa phương.
3 Về tư tưởng: Giáo dục cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia, xây dựng địa phương từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất hương.
II.CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Bản đồ Việt Nam, các tranh ảnh tài liệu tham khảo liên quan.
2 Học sinh: xem và soạn bài trước ở nhà theo nội dung sgk.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ:? Nêu kết cấu dân số của thành phố?
? Có nhận xét gì về tình hình kinh tế của thành phố?
2 Bài mới: Để biết và nắm được những nét cơ bản về nền kinh tế của thành phố, chúng ta tìm hiểu như thế nào? Đó chính là nội dung chúng ta tìm hiểu qua bài 43.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung ghi bảng |
Gv: Dựa vào cơ cấu GDP cho biết vị trí của ngành CN? Gv: Cơ cấu ngành công nghiệp gồm những cơ cấu nào? Gv: Cơ cấu theo hình thức sở hữu gồm những hình thức nào? Gv: Cơ cấu theo ngành gồm những ngành nào? Kể tên một số ngành CN cho biết những ngành nào chiếm tỉ lệ lớn? Gv: Kể tên các sản phẩm công nghiệp của địa phương? Gv: Sự phân bố CN có đặc điểm gì? Gv: Phương hướng phát triển công nghiệp? Gv: Nờu vị trớ của ngành nụng nghiệp? Gv: Cơ cấu ngành nông nghiệp gồm những ngành nào? Gv: Ngành thủy sản có những ngành nhỏ nào? Đặc điểm ngành thủy sản? Gv: Ngành Lâm nghiệp có đặc điểm gì? Gv: Phương hướng phát triển nông nghiệp? Gv: Vị trí ngành dịch vụ trong nền kinh tế? Gv: Kể tên các ngành và đặc điểm các ngành? |
IV. Kinh tế. 2. Các ngành kinh tế. a. Công nghiệp. - Là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai cả nước. - Chiếm 41.3% cơ cấu GDP và 21% nguồn lao động. Tốc độ tăng trưởng cao 17,5% - Cơ cấu theo hình thức sở hữu gồm: +Kinh tế nhà nước. + Kinh tế tư nhân. + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. -Cơ cấu theo ngành: + Công nghiệp chế biến.95,3% + CN khai thác.0,7% + CN khác.4% -Phân bố theo khu vực hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, xen kẽ dân cư. -Phương hướng: Phát triển kinh tế theo hướng CNH và HĐH. b. Nông - lâm - ngư nghiệp. - Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP song chiếm 31,6% nguồn lao động. - Nông nghiệp gồm : + Chăn nuôi. + Trồng trọt. + Dịch vụ nông nghiệp. Trồng trọt chiếm ưu thế. -Thủy sản: + Nuôi trồng. + Chế biến. + Đánh bắt Chủ yếu là nuôi trồng 10 nghìn ha. -Lâm nghiệp: Chiếm tỉ lệ nhỏ, có khỏang 21 nghìn ha rừng. -Phương hướng: + Giảm tỉ trọng cây lương thực.tăng tỉ trọng cây trồng có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao + Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, sử dụng phương pháp tiến bộ, chú ý phòng dịch, chuyên môn hóa sản xuất… + Nâng cao các giống vật nuôi có chất lượng cao. + Khai thac có hiệu quả vùng đồi núi, bảo vệ tốt rừng, kết hợp phát triển du lịch sinh thái. c. Dịch vụ. - Là ngành có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế phục vụ mọi ngành kinh tế và nhu cầu người dân. - Gồm : + GTVT. + Bưu chính viễn thông. + Thương mại + Du lịch |
Hs: Chia lớp thành 4 nhóm. - Mỗi nhóm -Cho biết những dấu hiệu suy giảm tài nguyên, môi trường TP ? - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? - Biện pháp bảo vệ? - Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung Gv: Liên hệ vấn đề môi trường hiện nay của Thạch Thất? |
V.Bảo vệ tài nguyên và môi trường. 1.Thực trạng: - Tài nguyờn ngày càng bị suy giảm. Đặc biệt là: Đất nông nghiệp, sinh vật… - Môi trường bị ô nhiễm. ( nước, không khí, đất) 2 Nguyên nhân -Khai thỏc, sử dụng khụng hợp lớ. - Dân cư phân bố không đều. - Chất thải từ cỏc khu cụng nghiệp, sinh hoạt. 3 Biện pháp - Phõn bụ dõn cu hợp lớ. - Khai thác sư dụng hợp lí nguồn tài nguyên. - Xử lớ tốt cỏc nguồn chất thải. |
Gv: Nêu phương hướng phát triển kinh tế? |
V. Phương hướng phát triển kinh tế. |
4. Củng cố:
? Nêu các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh ? đặc điểm phát triển ?
? Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay và trong những năm tới như thế nào?
-Giáo viên nhận xét và bổ sung.
5. Dặn dò:
a Các em về học bài, làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 2.
b.Chuẩn bị bài sau: Giáo viên phô tô câu hỏi ôn tập cho học sinh làm
Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 43: Địa lí địa phương. Địa lí tỉnh Quảng Nam (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 51, Bài 43: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG NAM
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần :
+ Hiểu và trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xác định thế mạnh của ngành kinh tế của tỉnh được phát triển dựa trên tiềm năng gì?
+ Đánh giá được mức độ khai thác tài nguyên và việc bảo vệ môi trường được đặt ra như thế nào?
Thấy được xu hướng phát triển của tỉnh .
Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
II. Các thiết bị dạy học.
+ Bản đồ kinh tế Việt Nam.
+ Bản đồ tỉnh Quảng Nam
+ Tài liệu địa lý tỉnh Quảng Nam
+ Các tranh ảnh cần thiết.
III. Hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài: Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam, ngành nào chiếm vị trí quan trọng?dựa trên những cơ sở nào? Trong tương lai, Quảng Nam sẽ có sự chuyển diịch cơ cấu kinh tế hay không? Hướng chuyển dịch ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cá nhân/ Nhóm Bước 1: HS dựa vào kênh chữ, Atlát trang 14,15,16,17 kết hợp kiến thức đã học bản đồ tỉnh Quảng Nam hoàn thành phiếu học tập ( phụ lục ) GV gợi ý : Cơ cấu lưu ý các ngành then chốt có tính chiến lược. Phân bố: các vùng tập trung, quy mô sản xuất lớn. Các hình thức sở hữu chính. Bước 2: Gọi đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung- Gv chuẩn kiến thức. Chuyển ý : GV thông báo cho HS biết về thực trạng của tài nguyên, môi trường ở địa phương? Nguyên nhân, giải pháp. Hoạt động 2: Cá nhân/cặp Bước 1:HS dựa vào vốn hiểu biết kết hợp với kiến thức đã học: Nêu thực trạng của việc khai thác tài nguyên và môi trường của tỉnh. Nguyên nhân, biện pháp. Bước 2:HS phát biểu-GV chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý: Trong công cuộc đổi mới đất nước, để hoà nhập kinh tế khu vực, tỉnh đã có những hướng đi như thế nào trong chiến lược phát triển kinh tế? Hoạt động 3 : Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, kết hợp với kiến thức đã học: + Nêu thế mạnh của nền kinh tế tỉnh. Những tồn tại lớn. Thử đề ra những phương hướng phát triển cho tỉnh. Gợi ý : Muốn để ra phương hướng phát triển kinh tế cần dựa vào nguồn lực sẵn có của địa phương, chính sách phát triển kinh tế vùng. Bước 2:HS phát biểu-GV chuẩn xác kiến thức. |
IV.Kinh tế (tt) Công nghiệp Có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Ngành quan trọng: công nghiệp chế biến ( 90,97% ) Hướng phát triển: đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kĩ thuật cao. Nông nghiệp - Hiện đang chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhưng đang có xu hướng giảm. - Trồng trọt giữ vai trò quan trọng,cây lúa chiếm ưu thế. - Chăn nuôi được chú ý phát triển, đặc biệt là nuôi bò đàn. Thuỷ sản :ngành khai thác thuỷ sản nước mặn chiếm tỉ trọng lớn, ngành nuôi trồng đang phát triển mạnh. Lâm nghiệp: chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Dịch vụ: Dịch vụ du lịch phát triển mạnh. V.Bảo vệ tài nguyên môi trường. Khai thác phải đi đôi với bảo vệ để đảm bảo sự phát triển bền vững. VI.Phương hướng phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng tỉ trọng CN-XD và DV, giảm tỉ trọng N-L-Ngư nghiệp. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế xuất, các ngành công nghệ cao, dịch vụ du lịch,... |
IV. Đánh giá:
1.Nêu tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Ngành nào chiếm vị trí quan trọng? dựa trên những điều kiện gì?
Tại sao vấn đề môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh?
V. Hoạt động nối tiếp
Làm bài tập1,2 trang 150 SGK Địa 9
VI. Phụ lục: Phiếu học tập của hoạt động 1:
a) HS dựa vào kênh chữ, Atlát địa lý Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập
Các vấn đề |
Công nghiệp xây dựng |
Nông, lâm, ngư nghiệp |
Giải pháp |
Điều kiện phát triển Tỉ trọng của ngành Khái quát tình hình phát triển Sự phân bố các sản phẩm chính Hướng phát triển |
Thế mạnh kinh tế của tỉnh Quảng Nam là gì?