Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế mới nhất

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 16, Bài 16: THỰC HÀNH

VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- HS cần củng cố lại các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cản nước.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền.

3. Thái độ:

- Ý thức xây dựng nền kinh tế địa phương.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng số liệu thống kê, vẽ biểu đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Đối với giáo viên:

- Biểu đồ cột chồng

- Biểu đồ miền thể hiện thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP thời kì 1991-2002.

2. Đối với học sinh: Thước kẻ, bút chì…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (2 phút)

1. Mục tiêu:

- HS được gợi nhớ về các biểu đồ thể hiện cơ cấu như: biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột chồng… từ biểu đồ cột chồng, thu hẹp các cột và nối các đoạn cột chồng lại với nhau ta được biểu đồ miền.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.

3. Phương tiện: biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cung cấp biểu đồ cột chồng. Yêu cầu học sinh:

+ Cho biết đây là biểu đồ gì?

+ Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?

Ảnh đính kèm

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài: Biểu đồ miền là biến thể của biểu đồ cột chồng.

 Ảnh đính kèm

Biểu đồ miền

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Bài tập 1: Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 - 2002(Thời gian: 20 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

PP sử dụng tranh ảnh, SGK…

Kĩ thuật đặt câu hỏi

KT học tập hợp tác …

2.Hình thức tổ chức: Cá nhân

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

a. Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền:

*Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong đề bài.

?Trong trường hợp nào thì dùng biểu đồ hình tròn?

- Số liệu của ít năm

?Trong trường hợp nào dùng biểu đồ miền?

- Khi chuỗi số liệu là nhiều năm.

+ Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.

* Bước 2: HS quan sát để trả lời

* Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

* Bước 4: GV nhận xét, bổ sung.

b. Vẽ biểu đồ miền:

* Bước 1: GV hướng dẫn:

- Biểu đồ là hình chữ nhật có:

+ Trục tung thể hiện tỉ lệ %: 100% = 10cm (1cm = 10%)

+ Trục hoành là các năm.

Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm.

+ Vẽ thành khung hình chữ nhật.

- Vẽ lần lượt theo các chỉ tiêu, không theo năm.

- Vẽ đến đâu tô màu, vạch đến đấy, thiết lập bảng chú giải.

* Bước 2: HS phân tích bảng số liệu để vẽ biểu đồ miền.

* Bước 3: HS vẽ biểu đồ

* Bước 4: GV nhận xét, hoàn chỉnh.

1. BÀI 1.

a. Hướng dẫn cách vẽ:

- Nhận biết dạng biểu đồ.

+ Biểu đồ là hình chữ nhật.

+ Trục tung có trị số là 100% - Trục hoành là các năm.

+ Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm năm dài hay ngắn.

b. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002

HOẠT ĐỘNG 2. Nhận xét biểu đồ(Thời gian: 15 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

PP sử dụng SGK, số liệu thống kê, …

Kĩ thuật học tập hợp tác, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức: Cặp đôi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

3.GV HD HS phương pháp nhận xét chung khi nhận xét biểu đồ:

Gợi ý: Trả lời câu hỏi: + Như thế nào? (hiện trạng, xu hướng, biến đổi của hiện tượng, diễn biến quá trình).

Tại sao? (nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên)

Ý nghĩa của sự biến đổi.

b. Nhận xét biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)

- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi trong SGK, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.

GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức.

2. Bài tập 2: Nhận xét biểu đồ:

- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên: nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng lên nhanh nhất phản ảnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(Thời gian: 4 phút)

*Cá nhân

?Tỉ trọng nông nghiệp giảm công nghiệp tăng có ý nghĩ gì?

?Tỉ trọng khu vực công nghiệp tăng nhanh nhất phản ánh điều gì?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG(Thời gian: 3 phút)

*Cá nhân

- Nêu nhận xét của bản thân em về sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương?

Dự kiến sản phẩm:

+ Nông nghiệp giảm

+ Công nghiệp có sự thay đổi nhưng chưa đáng kể

+ Dịch vụ ngày càng đa dạng.

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 16, Bài 16: THỰC HÀNH

VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ.

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , HS cần nắm được :

+Biết vẽ biểu đồ miền để thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế.

+ Có kĩ năng phân tích biểu đồ miền.

+Củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

+HS chuẩn bị thước kẻ, bút chì, máy tính cá nhân.

+ Gv vẽ trước biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP thời kì 1991-2002.

III. Tiến trình dạy - học:

1.Bài cũ:

2 Bài mới:

-GV nêu nhiệm vụ cần hoàn thành:

+ Vẽ xong biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002.

+ Nhận xét biểu đồ.

- Cách thức tiến hành:

+ Cả lớp nghe GV hướng dẫn cách vẽ.

+ Cá nhân vẽ xong cùng nhóm trao đổi, kiểm tra lẫn nhau.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: cả lớp

GV hướng dân HS cách vẽ biểu đồ miền gồm các bước sau:

Bước 1:

Nhận biết khi nào vẽ biểu đồ miền? ( khi thể hiện cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều năm).

Lưu ý trong khoảng ít năm (2-3 năm) vẽ biểu đồ hình tròn

Bước 2: Vẽ biểu đồ miền

Khung biểu đồ là một hình chữ nhật hoặc hình vuông trong đó cạnh đứng bên trái( trục tung) thể hiện tỉ lệ 100%, trục hoành thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ( khoảng cách giữa các năm phải chính xác)

Vẽ lần lược từng đối tưọng chứ không vẽ lần lược theo năm.. Ở đây đối tượng 1( miền 1)là khu vực nông -lâm -ngư nghiệp; đối tượng 2 (miền 2) là khu vực công nghiệp vã xây dựng; đối tượng 3(mièn 3) là khu vực dịch vụ.

Thứ tự vẽ lần lượcbắt đầu từ đối tượng 1(miền 1):tính từ dưới lên(vẽ như khi vẽ biểu đồ đường) sau đó vẽ đối tượng 3(miền3) tính từ trên xuống cho dễ. Nằm giữa hai miền 1 và 3 sẽ là miền 2.Làm như vậy thì dễ hơn khi tính các số lẻ.

Vẽ xong miền nào thì làm kí hiệu và lập bảng chú giải ngay cho miền đó.

+ Ghi tên biểu đồ.

Hoạt động 2: Cá nhân/ nhóm

Bước1: HS tự vẽ biểu đồ

Chú ý :

+ Cách chọn tỉ lệ sao cho thích hợp

+ Dùng bút chì đóng các cạnh đường (kẻ mờ )

+ Vẽ từng miền

Bước 2: Cả nhóm trao đổi, bổ sung lẫn nhau

Bước 3: HS báo cáo kết quả-GV bổ sung và chuẩn kiến thức.

-Sự thay đổi trong cơ cấu:

+ Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 40,5% còn 23%

+ Công nghiệp -xây dựng tăng nhanh liên tục từ 23,8% lên 38,5%

+ Dịch vụ tuy chiếm tỉ lê cao nhưng có nhiều biến động.

Nguyên nhân : Nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước.

IV. Đánh giá:

Gv chấm một số bài của HS, sau đó rút ra những vấn đề còn tồn tại, yêu cầu HS tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.

V. Hoạt động nối tiếp:

HS hoàn thiện nốt những phần chưa làm xong của bài thực hành.

Xem lại các bài từ 1 đến 16 và chuẩn bị đề cương theo câu hỏi để tiết sau ôn tập.