Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Ôn tập

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Ôn tập – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 44: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về 2 vùng kinh tế Đông Nam Bộ và vùng ĐB sông Cửu Long.

- Kỹ năng phân tích biểu đồ và bảng số liệu. Khai thác kiến thức qua kênh chữ kết hợp kênh hình.

2. Kĩ năng:

- Bản đồ tự nhiên VN + Lược đồ kinh tế 2 vùng.

3. Thái độ:

.- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn các giá trị thiên nhiên , lịch sử văn hoá … của địa phương

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Lược đồ kinh tếvà tự nhiên của Vùng Đồng bằng sông cửu long.

2. Học sinh: đồ dùng học tập,đọc trước bài mới.Máy tính, thước kẻ, bút chì, Atlat.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: (Không).

3. Bài mới :

* HĐ1: HS hoạt động cá nhân

? Từ Tiết 36 -> Tiết 41 chúng ta nghiên cứu về những vùng nào? Mỗi vùng chúng ta xét về những vấn đề gì?

* HĐ2: HS hoạt động nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung

- HS các nhóm cử đại diện báo cáo trình bày trên bản đồ.

- GV tóm tắt đưa bảng chuẩn

ND/Vùng

Đông Nam Bộ

ĐB sông Cửu Long

- Quy mô

- Vị trí giới hạn.

- Gồm 6 tỉnh

- Lược đồ H31.1+ ý nghĩa

- Gồm 13 tỉnh

- Lược đồ H 35.1 + ý nghĩa

- Điều kiện TN và Tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: thoải

- Khí hậu cận xích đạo

- Sông ngòi: Hệ thốngS.Đồng Nai, S.bé, S.Sài gòn + Biển rộng

- Tài nguyên :Khá phong phú: đất badan, đất xám, thủy hải sản, rừng cận xích đạo, khoáng sản dầu khí.

-Địa hình: thấp bằng phẳng

- Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm

- Sông ngòi: hệ thống sông Cửu Long + Kênh rạch + Biển

- Tài nguyên: Phong phú cả trên đất liền và trên biển.

- Dân cư Xã hội

- Dân đông, lao động dồi dào, có tay nghề, năng động sáng tạo, có mức sống cao.Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử.

- Dân cư đông, thích ứng linh hoạt với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Tình hình phát triển kinh tế

+ Công nghiệp

+ Nông nghiệp

+ Dịch vụ

* Nông nghiệp: Là vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước. Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp.

* Công nghiệp: Tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất so cả nước: 59,3%. Cơ cấu cân đối……

* Dịch vụ: Ciếm 34,5% trong cơ cấu kinh tế vùng. 1 số chỉ tiêu dịch vụ dẫn đầu cả nước (xuất, nhập khẩu,thu hút vốn đầu tư nước ngoài và lao động trong nước).

* Nông nghiệp: Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.Đồng thời cũng là vùng phát triển mạnh về ngành thủy sản.

* Công nghiệp: Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu của vùng 20%. Thế mạnh thuộc về công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 65% trong cơ cấu công nghiệp của vùng.

* Dịch vụ: Thế mạnh về Xuất khẩu gạo, hoa quả, vận tải thủy, du lịch sinh thái.

- Các trung tâm kinh tế

-TP HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam => Vùng kinh tế năng động nhất, chi phối các hoạt động kinh tế của cả nước.

- TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.

* HĐ3: HS hoạt động nhóm thảo luận.

- Nhóm chẵn: Phiếu học tập số 1

1) Dựa vào H32.2 hãy nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở ĐNB? Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng này?

2) Căn cứ H33.1 và kiến thức đã học cho biết vì sao ĐNB có sức hút mạnh đối đầu tư nước ngoài?

3) Tại sao tuyến du lịch từ TP HCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp?

- Nhóm lẻ: Phiếu học tập số 2

1) ĐB sông Cửu Long có những thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?

2) Phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long?

- HS đại diện nhóm báo cáo - > các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

- GV chuẩn kiến thức.

4. Củng cố

- HS ôn tập hệ thông hóa kiến thức 2 vùng kinh tế.

- Trả lời các câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài học.

- Rèn kỹ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ đã học.Phân tích bảng số liệu.

5. Dặn dò.

- Học bài, chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Ôn tập – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 44: ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần

- Hiểu và trình bày được.

+ Tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

+ Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và các giải pháp khắc phục khó khăn.

- Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với sự phát triển kinh tế 2 vùng.

- Có kỹ năng so sánh, phân tích, vẽ biểu đồ cột, tròn.

II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Các phiếu học tập.

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Các bản đồ: Tự nhiên, kinh tế , hành chính Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.

Mở bài:

- GVkiểm tra đề cương ôn tập của HS

+ Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập: Hệ thống hoá kiến thức từ bài 31 đến bài 37.

+ Vẽ thành thạo biểu đồ cột, tròn.

HĐ1: Cá nhân:

1. GV gọi 2 -3 học sinh xác định vị trí , giới hạn lãnh thổ của 2 vùng kinh tế, nêu rõ y nghĩa vị trí địa lý của mỗi vùng.

2. Tổ chức cho HS tự sắp xếp tên các tỉnh của từng vùng, của vùng kinh tếtrong điểm phía Nam.

HĐ2: Nhóm

Bước1.GVPhân chia lớp làm 3 nhóm

Nhóm 1: Phiếu học tấp số 1

`Nhóm 2: Phiếu học tấp số 2

Nhóm 3: Phiếu học tấp số 3

Bước 2: Các nhóm làm việc theo phiếu và chuẩn bị cử người lên báo cáo.

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiếm thức.

IV. ĐÁNH GIÁ

GV cùng HS đánh giá cho điểm kết quả làm việc của các nhóm.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Ôn tập tất cả các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

VI. PHU LỤC

Phiếu học tập số 1:

1. Xác định trên bản đồvị trí các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ, chức năng chuyên ngành từng trung tâm? Tại sao công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ lại phát triển mạnh.?

2. Kể tên các cây trồng, vật nuôi của vùng Đông Nam Bô, thế mạnh trong sản xuấtnông nghiệp của vùng là gì? Dựa trên điều kiện nào?

3. Tại sao Đông Nam Bộcó sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Xác định các tuyến giao thông xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh

Phiếu học tấp số 2:

1. Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được dựa trên điều kiện gì? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lượng thực ở đồng bằng này.

2. Tại sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển mạnh.

3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Namcó vai trògì trong phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long?

Phiếu học tập số 3:

Nhóm 3 cử 2 HS lên bảng vẽ 2 loại biểu đồ khác nhau

HS thứ nhất làm bài 1 trang134 SGK

HS thứ hai làm bài 1 trang123 SGK

Trong nhóm 3 chia làm 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ làm 1 loại bài tập.

Vùng các yếu tố

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Vị trí giới hạn

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Khí hậu cận xích đạo nóng, ẩm, đất badan, đất xám, thềm lục địa rộng, nông, biển ẩm, nhiều dầu khí.

Đất phù sa chiếm diện tích lớn.

- Rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, nóng ẩm quanh năm, nguồn thuỷ sản lớn nhất toàn quốc.

Dân cư xã hội

Dân khá đông, có mức sống cao nhất, đội ngũ lao động năng động, linh hoạt.

- Mặt bằng dân trí chưa cao. Thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá.

Công nghiệp

Chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dầu khí, công nghệ cao.

Chế biến lương thực, thực phẩm.

Nông nghiệp

Thế mạnh: cây công nghiệp, cây ăn quả, môi trường và đánh bắt thuỷ sản.

Thế mạnh: cây lương thực, cây ăn quả, nuôi vịt đàn, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, xuất khẩu gạo, thuỷ sản , hoa quả.

Dịch vụ

Phát triển mạnh, đa dạng

Xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch.

Các TT kinh tế

TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.