Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 41: Địa lí địa phương. Địa lí thành phố Hà Nội – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 49, Bài 41: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
-Bổ sung và nâng cao kiến thức về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội.
-Giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên của Hà Nội như: vị trí địa lí, sự phân chia hành chính và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
-Nắm được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế.
2 Về kĩ năng: Phát triển năng lực nhận thức vào thực tế những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với địa phương trong sản xuất, quản lí xã hội…
3 Về thái độ: Giúp cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam, tư liệu thành phố Hà Nội.
2 Học sinh: Tài liệu địa lí Hà Nội, xem và soạn bài trước bài ở nhà.Tìm hiểu vị trí và đặc điểm tự nhiên của thành phố Hà Nội.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ: Quan sát hình 40.1 hãy nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và ngành chế biến dầu khí ở nước ta?
2 Bài mới:
* Dựa vào sgk trang 146.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
*.Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của thành phố Hà Nội. -Giáo viên dùng bản đồ hành chính Việt Nam giới thiệu về vị trí của thành phố Hà Nội. ? Dựa vào lược đồ thành phố Hà Nội, hãy xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của thành phố? Hs: Trả lời - Giáo viên nhận xét và bổ sung. ? Cho biết diện tích của thành phố? Hs: Đứng thứ 42. Dân số đứng thứ 2. Gv mở rộng: Là một trong 17 thành phố và thủ đô lớn trên 3000 km2 . Là 1 trong 16 thủ đô có dân số trên 6 triệu người. ? Vị trí địa lí của thành phố Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Hs: Là thủ đô nước ta. Trung tâm đầu não chính trị, hành chính,kinh tế. Là đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta. ? Cho biết quá trình thành lập thành phố? Gv: Giới thiệu về quá trình hình thành thủ đô Hà Nội: -Thành lập năm 1010 do Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và lấy tên là Thăng Long. -1428: Lê Lợi lên làm vua và đổi tên thành Đông Đô. -Năm 1805 vua Gia Long đổi tên thành Thăng Long. -Năm 1831: Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. -Năm 1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập TP Hà Nội. -Năm 1945 Cách mạng tháng tám thành công Hà Nội trở thành thủ đô Nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. -Ngày 1 – 8 – 2008 Hà nội được mở rộng về qui mô diện tích với việc sát nhập Hà Nội cũ với Hà Tây và huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 6 xã của Hoà Bình đây là đợt mở rộng với qui mô lớn nhất . ? Dựa vào lược đồ của thành phố hãy nêu và xác định các đơn vị hành chính của thành phố? *.Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố. ? Dựa vào lược đồ cho biết đặc điểm địa hình ở thành phố: Có dạng địa hình nào? Phân bố ở đâu? Hs: Trả lời ?Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triến kinh tế xã hội của tỉnh như thế nào? -Liên hệ đến địa hình của huyện nhà. Hs: Trả lời. Khó khăn: Vùng trũng ngập úng trong mùa lũ, đồi núi thiếu nước. ? Nêu các nét đặc trưng về khí hậu của thành phố (nhiệt độ, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa)? Gv: mở rộng thêm về tính thất thường của khí hậu. ? Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống? ( phân tích thuận lợi và khó khăn). Liên hệ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương. Hs: Thuận lợi: -Nông nghiệp phát triển quanh năm. -2 vụ lúa 1 năm, phát triển cây vụ đông. Khó khăn: ngập úng lụt, hạn hán vào mùa khô. Sâu bệnh phát triển. Bão và mưa lớn. ? Cho biết mạng lưới sông ngòi và đặc điểm chính của sông ngòi ở thành phố ta? Gv: Lên bảng xác định hệ thống sông Hồng? Các hồ chứa nước? Hs: Xác định trên bản đồ? ? Vai trò của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống như thế nào? ? Cho biết nguồn nước ngầm ở thành phố như thế nào? Khả năng khai thác, chất lượng? Chuyển tiếp sang ý 4. ? Hà Nội có các loại đất nào? Đặc điểm và phân bố ra sao? Hs: Trả lời ? Nêu ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất? Hs: Thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hành năm, cây ăn quả … … … ? Sử dụng đất cần chú ý vấn đề gì? Hs: Trả lời. ? Cho biết hiện trạng cơ cấu sử dụng đất hiện nay như thế nào? ? Nêu 1 vài nét chính về tài nguyên sinh vật của thành phố? ? Trình bày 1 số hiểu biết của em về vườn quốc gia Ba Vì? Hs: dựa vào vốn hiểu biết trả lời ? Cho biết Hà Nội có những loại khoáng sản nào và phân bố ra sao? ? Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển của các ngành kinh tế? Hs: Là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Gv: Nếu là 1 hướng dẫn viên du lịch của thành phố em sẽ giới thiệu những tiềm năng du lịch nào? Hs: giới thiệu Gv: Hãy nêu nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của thành phố trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố? Hs: Dựa vào sgk trả lời. |
I.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính 1.Vị trí và lãnh thổ - Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng. - Diện tích: 3344.7 km2 (năm2009). - Giáp 8 tỉnh : + Phía Bắc giáp Thái Nguyên , Vĩnh Phúc. + Phía Tây giáp : Hoà Bình, Phú Thọ. + Phía Nam giáp : Hà Nam, Hoà Bình. + Phía Đông giáp : Hưng Yên, Bắc Ninh , Bắc Giang. - Ý nghĩa:vai trò thúc đẩy sự phát triển của vùng cũng như cả nước. 2.Sự phân chia hành chính - Hà Nội được hình thành từ năm 1010. -Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công Hà Nội trở thành thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -Sau 1000 năm thành lập qua nhiều lần đổi tên và thay đổi về quy mô, diện tích. -Ngày 1 – 8 – 2008: Hà Nội được mở rộng về quy mô, diện tích lớn nhất. 2. Sự phân chia hành chính - Gồm: 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã. - Hà Nội là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.Địa hình: chia làm 2 bộ phận: - Vùng đông bằng thấp và khá bằng phẳng có nhiều vùng trũng ở các quận, huyện, thị xã nội thành. - Vùng đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây: Ba Vì, dải núi đá vôi thuộc huyện Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức. - Ý nghĩa: Là địa bàn thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, dân cư đông đúc. 2.Khí hậu -Thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nhiệt độ trung bình: 240 C + Lượng mưa trung bình năm: > 14000 mm/năm. + Có 2 mùa gió: Gió mùa mùa đông: 10 – 4 năm sau: Mùa đông lạnh, mưa ít. Gió mùa mùa hạ: tháng 5 – 9: Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều - Thời tiết thất thường. - Ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. 3.Thủy văn -Mạng lưới sông ngòi day đặc, với nhiều khúc sông lớn chẩy qua, - - Chế độ nước theo 2 mùa rõ rệt: + Mùa lũ: từ tháng 5,6 – 10 cao nhất tháng 8. + Mùa cạn dài hơn: 7 tháng, lưu lượng nước thấp nhất tháng 3. - Có vai trò quan trọng: cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt, có giá trị về giao thông thủy lợi, thủy sản, du lịch. - Nguồn nước ngầm phong phú, dễ khai thác, chất lượng tốt. 4.Thổ nhưỡng (đất) a. Các nhóm đất: Bao gồm 4 nhóm: +Đất phù sa trong đê: phân bố đều khắp các huyện. + Đất phù sa ngoài đê: ở các bãi bồi ven sông. + Đất bạc màu: 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn. + Đất đồi núi: ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất… -Ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. b. Cơ cấu sử dụng đất - Đất nông nghiệp: 58.7% - Đất phi nông nghiệp: 35.3% - Đất chưa sử dụng: 6%. 5.Tài nguyên sinh vật Rất phong phú và đa dạng: - Thảm thực vật rừng nguyên sinh: khoảng 2000 ha. - Rừng thứ sinh và rừng trồng: Ba Vì, Sóc Sơn, Mĩ Đức. - Hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng. 6.Khoáng sản Tương đối phong phú và đa dạng : - Khoáng sản nhiên liệu - Khoáng sản kim loại đen -Khoáng sản vật liệu xây dựng. 7. Tài nguyên du lịch: Có tiềm năng rất lớn. |
3 Củng cố:
- Cho học sinh làm bài tập: Xác định các đơn vị hành chính của tỉnh trên lược đồ trống (vẽ sẵn).
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
4 Dặn dò:
- Về nhà học các em học kĩ bài, vận dụng kiến thức bài học để làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
- Hướng dẫn học sinh xem và soạn trước bài 42.
Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 41: Địa lí địa phương. Địa lí tỉnh Quảng Nam– Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 49, Bài 41: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG NAM
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần :
+ Xác định được tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị trí địa lý có nhiều thuậncho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời có những giải pháp để khắc phục khó khăn.
+ Có kỹ năng phân tích tổng hợp một vấn đề địa lý thông qua kênh hình và kênh chữ.
II. Các thiết bị dạy học.
+ Bản đồ hành chính , tự nhiên Việt Nam. Bản đồ tỉnh Quảng Nam
+ Tài liệu địa lý tỉnh Quảng Nam. Các tranh ảnh cần thiết.
III. Hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài: Tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Có những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi nhưng đồng thời cũng còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cá nhân/ cặp Bước 1: HS dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam xác định ranh giới tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam nằm ở vùng nào? Giáp với tỉnh, thành phố nào? Có biên giới giáp với nước nào? Đường bờ biển dài bao nhiêu km? Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nào? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý của tỉnh trong việc phát triển kinh tế-xã hội? Bước 2: Gọi 1 HS lên bảng xác định ranh giới của tỉnh trên bản đồ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lý. GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý : Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểuđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Hoạt động 2: Nhóm Bước 1:HS dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tỉnh Quảng Nam kênh chữ và kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập. Nhóm số lẻ : Các đặc điểm chính của điều kiện tự nhiên : địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sự phân bố và ý nghĩa của chúng đối với sản xuất. Nhóm số chẵn: Tìm hiểu về tài nguyên đất, sinh vật và khoáng sản. Nêu những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của tỉnh đối với sự phát triển kinh tế. Bước 2: Các nhóm phát biểu-GV chuẩn kiến thức. |
I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính. + Nằm ở trung đoạn của đất nước, trên trục giao thông Bắc-Nam. +Là cửa ngõ của hành lang đông-tây. + Có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú: nguồn thuỷ điện dồi dào, sinh vật, khoáng sản đa dạng, diện tích rừng còn nhiều ( 42,5%). 2. Khó khăn Đất cồn cát, đất bạc màu nhiều. Thiếu nước vào mùa khô Nạn phá rừng 3.biện pháp Cải tạo và sử dụng hợp lí các loại đất. Bảo vệ các nguồn tài nguyên. Tăng cường hệ thống thuỷ lợi. |
IV. Đánh giá:
Xác định vị trí địa lý của tỉnh. Vị trí đó có ý nghĩa ntn trong phát triển kt-xh?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có đặc điểm gì? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế-xã hội. Giải pháp cụ thể?
V. Hoạt động nối tiếp
Tại sao khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề tài nguyên thiên nhiên luôn được quan tâm hàng đầu?
VI. Phụ lục: Phiếu học tập của hoạt động 2
a) Dựa vào bản đồ tự nhiên VN, bản đồ tỉnh Quảng Nam, hãy nêu rõ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có những đặc điểm gì? có thuận lợi , khó khăn cho phát triển ngành kinh tế nào?những giải pháp cụ thể?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Đặc điểm và phân bố |
Tiềm năng kinh tế |
Giải pháp |
|
Thuận lợi |
Khó khăn |
|||
Địa hình Khí hậu Thuỷ văn Đất Khoáng sản Sinh vật |
Nhận xét về giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên