Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) mới nhất

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 42, Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(tiếp theo)

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

2.Kĩ năng:

- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

- Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý.

- Rèn kỹ năng tự tin trình bày trước đám đông, hợp tác nhóm.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, tích cực hợp tác, phát biểu trong học tập và say mênghiên cứu địa lí.

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường .

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, phân tích bảng số liệu.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

* Giáo viên:Kế hoạch bài giảng, SGK; bản đồ kinh tế, tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình ảnh về các ngành kinh tế và đoạn video về một số địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.

* Học sinh : SGK, bài thảo luận, bảng phụ.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Ổn định tổ chức, điểm danh: 1 phút

2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong quá trình học bài mới.

3. Tình huống xuất phát : ( 4 phút)

Mục tiêu:

HS dựa vào những hình ảnh về các hoạt động kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long , HS tìm ra những đặc điểm chính về kinh tế của vùng. HS thông qua kiến thức tìm hiểu từ đó sẽ đi đến nội dung bài học mới.

Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân

Phương tiện: Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế và lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết:

   Ảnh đính kèm 

Bước 2: HS Quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

4. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1:Tình hình phát triển kinh tế.( 28 phút)

Mục tiêu:Biết phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế để nhận biết và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng ĐBSCL.

Phương pháp – kĩ thuật: PP thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải; kĩ thuật hỏi chuyên gia, học tập hợp tác.

Phương tiện: SGK, bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế vùng ĐBSCL, hình ảnh về các ngành kinh tế và đoạn video về một số địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.

Hình thức tổ chức: nhóm

1. Nông nghiệp:

Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 1,2 bốc xăm trình bày.

Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 1: nông nghiệp

* Các nội dung cụ thể:

+ Vai trò của việc sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng.

­ + Phân bố

+ Những khó khăn trong phát triển nông nghiệp của vùng.

+ Vai trò của rừng ngập mặn

+ Liên hệ thực tế ở Hội An.

- Cả lớp:

+Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó.

Bước 4 :

+ GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng.

2. Công nghiệp:

Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 3,4 bốc xăm trình bày.

Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 2: Công nghiệp

* Các nội dung cụ thể:

+ Tỉ trọng

­ + Cơ cấu

+ Ngành nào quan trọng nhất? Vì sao

+ Phân bố các ngành công nghiệp.

+ Những khó khăn trong phát triển công nghiệp của vùng?

- Cả lớp:

+Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó.

Bước 4 :

+ GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho HS xem một số hình ảnh về các ngành sản xuất của vùng.

3. Dịch vụ:

Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 5,6 bốc xăm trình bày.

Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 3: Dịch vụ

* Các nội dung cụ thể:

+ Các ngành dịch vụ chủ yếu.

­ + Tình hình phát triển của các ngành.

+ Những khó khăn trong phát triển các ngành dịch vụ của vùng?

- Cả lớp:

+Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó.

Bước 4 :

+ GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho HS xem đoạn video về một số địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.

1. Nông nghiệp:

- Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.

- Là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta, bình quân 1066,3kg/người.

- Trồng cây ăn quả có sản lượng lớn và xuất khẩu lớn nhất nước ta.

- Nuôi vịt đàn phát triển.

- Chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

- Nghề rừng giữ vị trí rất quan trọng.

2. Công nghiệp:

- Bắt đầu phát triển.

- Chiếm tỉ trọng thấp trong GDP toàn vùng: 20% ( 2002)

- Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

- Phát triển nhất là chế biến lương thực thực phẩm.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu tại các thành phố và thị xã.

3. Dịch vụ:

- Bắt đầu phát triển.

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.

Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế. ( 5 phút)

Mục tiêu:Nêu tên các trung tâm kinh tế của vùng, biết được Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.

Phương pháp – kĩ thuật: PP thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải; kĩ thuật hỏi chuyên gia, học tập hợp tác.

Phương tiện: SGK, lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL, hình ảnh về các TP: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

Hình thức tổ chức: nhóm

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 7,8 bốc xăm trình bày.

Bước 2 : Đại diện HS nhóm được trình bày hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần V.

* Các nội dung cụ thể:

+ Các trung tâm kinh tế của vùng

+ Giới thiệu sơ vài nét nổi bật của các trung tâm đó.

+ Trung tâm nào lớn nhất? Vì sao?

- Cả lớp:

+Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bàytrả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3 : Yêu cầu cả lớp nhận xét phần trình bày của đại diện tổ trình bày.

Bước 4 :

+ GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho HS xem hình ảnh của các trung tâm kinh tế của vùng

Các thành phố: Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

5. Luyện tập:

Bài tập trắc nghiệm( 3 phút)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:

1. Ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. khai thác đá vôi.

B. chế biến lâm sản.

C. chế biến lương thực, thực phẩm.

D. cơ khí

2. Đây là hai tỉnh dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về cả sản lượng lúa và sản lượng thủy sản:

A. Kiên Giang, Cà Mau.B. An Giang, Đồng Tháp.

C. Kiên Giang, An Giang.D. Long An, Cà Mau.

6. Vận dụng, mở rộng: ( 4 phút)

CH: Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long?

- HS làmbài tập bản đồ.

- HS chuẩn bị bài thực hành: “ Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất thuỷ sản của vùng ĐBSCL.”

Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 42, Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học: sau bài học, HS cần:

+ Hiểu Đồng Bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực- thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng hoá hàng đầu cả nước.

+ Hiểu được tầm quan trọng của các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà

Mau.

+ Rèn luyện kĩ năng kết hợp sơ đồ lược đồ để khai thác kiến thức.

II. Các thiết bị dạy học:

-Bản đồ kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.

-Atlat địa lý Việt Nam.

-Tranh ảnh về thiên nhiên , con người ở Đồng bằng sông Cửu Long.

III. Các hoạt động trên lớp

1.Kiểm tra bài cũ:

Hãy chứng minh ĐBSCL có nhiều ưu thế trong vấn đề sản xuất lương thực , thực phẩm.

2.bài mới:

+ Giới thiệu bài : Bài học trước đã cho chúng ta biết ĐBSCL có vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi để trở trhành vùng trọng điểm lương thực-thực phẩm; đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. Điều ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của gíáo viên và học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1: Cá nhân/Cặp.

Bước 1: HS căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việcSX lương thực của vùng này.

Dựa vào bản đồ trang 14 Atlát địa lý Việt Nam, nêu tên các tỉnh trồng lúa chủ yếu ở ĐBSCL .

Dựa vào SGK, tranh ảnh, tìm hiểu vấn đề trồng cây ăn quả và nghề nuôi vịt đàn, nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải thich tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt TS?

Gợi ý: Nhắc lại cách tính tỉ lệ %: cả nước 100%, ĐBSCL?

Gợi cho HS một số ý để để giải thích được vì sao ĐBSCL có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng TS?

+ Vùng biển rộng và ấm quanh năm, nhiều cá tôm...

+ Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn nuôi tôm trên các vùng rừng ngập mặn.

+ Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

+ Nguồn thức ăn phong phú từ ngành trồng trọt.

Bước 2: HS phát biểu chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức và bổ sung vai trò của nghề rừng.

Chuyển ý: NN đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của vùng. Còn công nghiệp thì sao?

Hoạt động 2: Nhóm

Bước 1: Các nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Dựa vào bảng 36.2 và kiển thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến LTTP chiếm tỉ trọng cao hơn cả?

Quan sát hình 36.2 xác định các thành phố thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Gợi ý: để giải thích được vì sao ngành chế biển LTTP chiếm tỉ trọng cao, cần gợi ý cho HS nhớ lại nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành này từ SXNN.

Bước 2: Các nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: cả lớp và nhóm

Bước 1: GV: vì sao khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là các ngành : xuất nhập khẩu, vận tải đường thuỷ, du lịch? Nêu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Yêu cầu HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của vận tải đường thuỷ trong SX và đời sống của nhân dân trong vùng. Cho HS thử thiết kế một tour du lịch từ TP HCM về ĐBSCL.

Gợi ý HS kết hợp H 36.3, bản đồ giao thông, bản đồ kt vùng Nam Bộ-Atlát địa lý , SGK để làm phần này.

Bước 2 : HS phát biểu-GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 4: Cả lớp

GV hướng dẫn HS dựa vào bản đồ xác định các trung tâm kinh tế chính của vùng.

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1.Nông nghiệp

giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm của cả nước.

Diện tích trồng lúa chiếm 51,1% cả nước.

Sản lượng lúa chiếm 51,4% cả nước.

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước.

Tổng lượng thuỷ sản chiếm hơn 50% cả nước.

2.Công nghiệp

Chiếm 20% tổng GDP trong toàn vùng

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm quan trọng nhất.

3.Dịch vụ

Gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải đường thuỷ, du lịch.

V.Các trung tâm kinh tế

Cần Thơ , Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.

IV. Đánh giá: Chọn câu trả lời đúng nhất:

1.Nguồn tài nguyên tự nhiên có giá trị thiết thực phục vị cho đời sống và sản xuất hằng ngày của Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Đá vôi, than bùnC. Thuỷ sản nước ngọt và nước lợ.

B. Các loại bò sát và chimD. Rừng ngập mặn.

2.Trở ngại lớn nhất trong việc cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL để phát triển nông nghiệp là:

A.Nạn thiếu nước ngọt vào mùa khôB. Tình trạng lũ ngập sâu và kéo dài vào mùa mưa.

C.Diện tích đất nhiễm mặn và nhiễm phèn lớn hơn 50%D. Câu Avà B đúng.

V. Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi 2,3 trang 128 SGK