Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 46, Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh đạt được
1. Kiến thức:
- Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn.
- Phân tích ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo như khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển – đảo.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam.
- Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam.
3. Thái độ:
- Ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.
- Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Ổn định tổ chức, điểm danh: (Thời gian: 1 phút)
2. Kiểm tra: (Thực hiện trong tiết học)
3. Chuẩn bị của GV và HS:
- Giáo viên: Kế hoạch bài giảng, SGK; bản đồ Biển – đảo Việt Nam, một số hình ảnh về vùng biển, đảo VN.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
4. Hoạt động học tập:
A.TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT(Thời gian: 3 phút’)
1. Mục tiêu: Cho HS nhận biết được vị trí của vùng biển nước ta. Từ đó giúp các em có sự hiểu biết về nguồn tài nguyên biển – đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển.
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua bản đồ - Cá nhân.
3. Phương tiện: Bản đồ Biển – đảo Việt Nam
4. Các bước hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho HS xem bản đồ Biển – đảo Việt Nam và yêu cầu học sinh xác định vị trí của vùng biển nước ta.
Quan sát lược đồ, em hãy xác định vị trí giới hạn của vùng biển nước ta? Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?
- Bước 2: HS quan sát bản đồ để trả lời
- Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1:Biển và đảo Việt Nam. (Thời gian: 14 phút)
1. Mục tiêu: - Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn.
- Phân tích ý nghĩa của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- PP sử dụng tranh ảnh về biển – đảo VN, bản đồ Biển- đảo Việt Nam, SGK…
- KT đặt câu hỏi …
3. Hình thức tổ chức: cả lớp
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung ghi bảng |
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ vùng biển nước ta, đọc phần phụ lục nói rõ: đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Và trả lời các câu hỏi. + Quan sát hình 38.1 nêu các bộ phận vùng biển nước ta? giới hạn từng bộ phận? Đặc điểm vùng biển nước ta là gì? + Quan sát lựơc đồ đọc tên các đảo và quần đảo nước ta? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. |
I. Biển và đảo Việt Nam 1. Vùng biển nước ta - Biển VN thuộc Biển Đông, rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài, nhiều đảo lớn nhỏ. 2. Các đảo và quần đảo - Có hơn 3 000 hòn đảo lớn nhỏ. - Hai quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa. |
Hoạt động 2:Phát triển tổng hợp kinh tế biển. (Thời gian: 18 phút)
1. Mục tiêu:
- Phân tích ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế.
-Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo như khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển – đảo.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- PP sử dụng tranh ảnh về biển – đảo VN, bản đồ Biển- đảo Việt Nam, SGK…
phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề/ Hợp tác
- KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, trình bày…
3. Hình thức tổ chức: cá nhân/ nhóm
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động cá nhân : Quan sát lược đồ và tranh ảnh em hãy: - Nhận xét về vùng đảo và quần đảo ở nước ta? - Qua hình ảnh và thực tế, nhận xét nguồn tài nguyên biển đảo nước ta? - Vùng biển nước ta có khả năng phát triển những ngành kinh tế nào? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Hoạt động theo nhóm : Bước 1: chia cặp phân công nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, kết hợp quan sát hình 38.2 trong SGK (trang 137 và 138) lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Nhóm 1,2: Trình bày về tiềm năng, sự phát triển, những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Nhóm 3,4: Trình bày về tiềm năng, sự phát triển, những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành du lịch biển đảo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ,GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Đại diện HS cácnhóm báo cáo kết quả làm việc, HS nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HSvà chuẩn kiến thức. |
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 1. Khai thác và nuôi trồng hải sản 2. Du lịch biển đảo |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)
1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1: Số tỉnh, thành phố nước ta nằm giáp biển là
A. 27.B. 28.C. 29.D. 30.
Câu 2: Vùng biển tiếp giáp phần đất liền nước ta được gọi là
A.lãnh hải.C. vùng đặc quyền kinh tế.
B.vùng tiếp giáp lãnh hải.D.vùng nội thủy.
Câu 3: Từ đất liền ra đến vùng biển quốc tế, thứ tự các bộ phận của vùng biển nước ta là:
A. vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế.
B. lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế
C. vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp.
D. vùng tiếp giáp, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải.
2. (Cặp đôi) Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (Thời gian: 4 phút)
1. Dựa vào hình 38.2 SGK,
Câu 1: Kể tên và xác định vị trí một số đảo, quần đảo lớn theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta, rồi điền vào bảng sau:
STT |
Tên đảo, quần đảo |
Thuộc tỉnh, thành phố |
1 |
||
2 |
Câu 2: Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
2. Tìm hiểu về tình hình phát triển, những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành giao thông vận tải biển và ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển
Giáo án môn Địa Lý lớp 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 46, Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học , HS cần:
- Biết được nước ta có vùng biển rộng lớn trong đó có nhiều đảo và quần đảo.
- Xác định được trên sơ đồ, bản đồ vị trí, giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta; một số đảo, quần đảo lớncủa nước ta. Những thuận lợi, khó khăn khi phát triển kinh tế.
- Biết các ngành kinh tế biển.
- Trình bày được tình hình ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản vàDL .
- Biết đọc và phân tích bản đồ, sơ đồ, lược đồ.
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ kinh tế Việt Nam. Atlát địa lí Việt Nam
- Tranh ảnh về ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản và du lịch biển- đảo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Mở bài: Nước ta có một vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo. Biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. Biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng nhưng lại thường xuyên bị các cơn bão nhiệt đới tàn phá gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
HĐ1: Cá Nhân / Cặp Bước1:HS dựa vào hình 38.1,38.2 Atlat kết hợp kiến thức : - Cho biết chiều dài đường bờ biển và dt vùng biển nước ta. - Xác định trên cơ sở bản đồ và nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển Việt Nam. - Vùng biển, đảo và quần đảo nước ta có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế? -Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ -GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở nước ta có tiềm năng to lớn, trong giai đoạn đổi mới, ngành càng phát huy tối đa tiềm năng sẵn có. HĐ2: Cá nhân / cặp Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 38.3, kiến thức: - Nêu tên các ngành kinh tế biển. - Phân biệt khái niệm phát triển tổng hợp kinh tế biển và phát triển bền vững HĐ3: Cặp / nhóm Bước 1: HS dựa vào Atlat địa lý Việt Nam ( trang 15) tranh ảnh, kết hợp kênh chữ và kiến thức đã học. - Chứng minh rằng biến nước ta giàu có về hải sản. - Đọc tên các bãi cá, bãi tôm dọc bờ biểnnước ta. - Tình hình phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản, các trung tâm chế biến hải sản. - Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? Bước 3: HS phát biểu, chỉ bản đồ , GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Đường bờ biển dài 3.260 km, có nhiều bãi tắm nổi tiếng, khu du lịch sinh thái đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. HĐ4: Cá nhân / cặp Bước 1: HS dựa vào Atlat , tranh ảnh, và kiến thức đã học: - Xác định vị trí các bãi biển, các vườn quốc gia dọc bờ biển và trên các đảo. - Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch biển - đảo. - Nêu những giải pháp, xu hướng phát triển. Gợi ý: Những giải pháp + Chống ô nhiểm môi trường biển + Xây dựng cơ sở hạ tầng. + Nâng cao mức sống của nhân dân. - Xu hướng : Ngoài hoạt động tắm biển còn phát triển các môn thể thao, lướt ván, bóng đá, bóng ném, du thuyền. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ- GV chuẩn kiến thức. |
I. Biển và đảo Việt Nam - Bờ biển nước ta dài 3260km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 với nhiều đảo, quần đảo. - Tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt hải sản, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển. II. phát triển tổng hợp kinh tế biển 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hai sản - Trừ lượng lớn, chủ yếu cá biển. - Hình thức. + Đánh bắt ven bờ: chủ yếu. + Đánh bắt xa bờ. - Nuôi trồng còn quá ít . - Xu hướng: Đẩy mạnh khai thác xa bờ, nuôi trồng hải sản, phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản. 2. Du lịch biển - đảo - Phát triển mạnh, chủ yếu hoạt động tắm biển. - Xu hướng: Phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác tiềm năng to lớn về du lịch của biển - đảo. |
IV. ĐÁNH GIÁ
1. HS sắp xếp các bãi biển, vườn quốc gia, hang động, di sản văn hoá, di sản thiên nhiên thế giới đúng thứ tự từ Bắc vào Nam: vịnh Hạ Long, Trà Cổ, Cát Bà, Đồ Sơn, Cửa Lò, Sầm Sơn, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc.
2. Câu 1 trang 139 SGK
3. Câu sau đúng hay sai.
Ngành khai thác hải sản cần phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ vì: Nguồn hải sản ven bờ đang bị cạn kiệt, nguồn hải sản xa bờ có trữ lượng lớn.
4. Ý nào không thuộc những thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hài sản ở nước ta?
A. Bờ biển dài 3260 km với vùng biển đặc quyền kinh tế rộng lớn 1 triệu km2.
B. Số lượng giống, loài hải sản phong phú,có một số loài có giá trị kinh tế cao.
C. Diện tích mặt nước lợ lớn để nuôi trồng hải sản.
D.Cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được cải thiện.
E. Vốn đầu tư lớn.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Câu 1, 2 trang 139 SGK