Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nội dung đã học - Chủ đề phòng chống ma túy mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ……………………
Ngày dạy: ……………………..
Tiết 18: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC.
Chủ đề: PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết tác hại của ma tuý và cách phòng chống.
2. Kĩ năng: HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này.
3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học :
1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về ma tuý, băng hình.
2. Học sinh:Các tài liệu về phòng chống ma tuý.
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: …………………..
2.. Kiểm tra bài cũ:
Trả bài kiểm tra học kì, nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Bài mới.
Ma tuý là một trong những TNXH nguy hiểm, là vấn đề mà các nước trên thế giới đang rất quan tâm. LHQ đã lấy ngày 26-6 hàng năm làm ngày thế giới phòng chống ma tuý. Vậy MT có những tác hại gì, cách phòng chống nó ra sao?.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
*Hoạt động 1:Tìm hiểu các khái niệm về ma tuý, nghiện ma túy. Gv: Cho hs xem tranh về các loại Mt. Gv: Ma túy là gì? Có mấy loại?. Gv: Theo em thế nào là nghiện ma túy?. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nghiện ma túy. Gv: Khi lạm dụng ma túy nó sẽ dẫn đến nhhững tác hại gì cho bản thân?. Gv: Nghiện ma túy ảnh hưởng ntn đến gia đình và xã hội?. Gv: Vì sao lại bị nghiện ma túy? * Hoạt động 3: Tìm hiểu cách cai nghiện và cách phòng chống ma túy. Gv: Làm thế nào để nhận biết người nghiện ma túy? Gv: Khi lỡ nghiện cần phải làm gì? Gv: Theo em cần làm gì để góp phần v/v phòng chống ma túy? Gv: HD học sinh làm bài tập ở phiếu kiểm tra hiểu biết về ma túy. |
1. Ma tuý, nghiện ma tuý là gì? * Ma tuý: .... * Nghiện ma túy: Là sự lệ thuộc của con người vào các chất Ma tuý, làm cho con người không thể quên và từ bỏ được (Cảm thấy khó chịu, đau đớn, vật vã, thèm muốn khi thiếu nó). 2. Tác hại của nghiện MT: * Đối với bản thân người nghiện: - Gây rối loạn sinh lí, tâm lí. - Gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn. - Gây rối loạn thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp, ... => Sức khoẻ bị suy yếu, không còn khả năng lao động. Nhân cách suy thoái. * Đối với gia đình: - Kinh tế cạn kiệt. - Hạnh phúc tan vỡ. * Đối với xã hội: - Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa số con nghiện trở thành những tội phạm. 3. Nguyên nhân của nạn nghiện ma túy: - Thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy. - Lười biếng, thích ăn chơi. - CS gia đình gặp bế tắc. - Thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo. - Do tập quán, thói quen của địa phương. - Do công tác phòng chống chưa tốt. - Do sự mở của, giao lưu quốc tế. 4. Trách nhiệm của HS: - Thực hiện 4 không với ma túy : + không thử, không tổ chức sử dụng ma túy dưới mọi hình thức; + không mua bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy, trồng cây chứa chất gây nghiện; + không làm ngơ trước những biểu hiện của ma túy trong trường học và cộng đồng; + không bỏ rơi, không kỳ thị bạn bè người nghiện ma túy. - Tuyên truyền khuyên bảo mọi người tránh xa ma túy. - Lỡ nghiện phải cai ngay…. |
4. Củng cố:
-MT là gì ? Thế nào là nghiện Mt, nêu tác hại và cách phòng chống ?
- Học bài, xem trước nội dung bài 12
5: Hướng dẫn học ở nhà :
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
* N1,2 : Đọc tìm hiểu truyện “ Tết trẻ em ở làng SOS Hà Nội”
- Trả lời các câu hỏi ở cuối phần truyện
* N3,4 : Tìm hiểu theo công ước về quyền trẻ em thì nó có mấy nhóm quyền ?
Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nội dung đã học - Chủ đề phòng tránh tai nạn giao thông – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 16
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
chủ đề: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết tác hại của tai nạn giao thông và cách thực hiện đúng luật giao thông.
2. Kĩ năng: HS biết tránh xa tai nạn và giúp mọi người phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra cho con người.
3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi coi thường sự nguy hiểm của tai nạn do giao thông gây ra.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về tai nạn giao thông.
2. Học sinh: Các tài liệu về phòng chống tai nạn.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Vì sao Hs phải xác định đúng đắn mục đích học tập?.
2. Nêu một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc học và giải thích?.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung bài học |
Tìm hiểu về tình hình. Gv: Cho hs xem tranh về các loại tai nạn do giao thông gây ra. Gv: Theo em vì sao trên đất nước của chúng ta lại xảy ra nhiều tai nạn giao thông? Gv: Hãy kể tên một số loại tai nạn mà em biết? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung Tìm hiểu các đối tượng dễ bị tai nạn Những đối tượng nào dễ bị tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông sẽ gây ra hậu quả gì? Hs: Trả lời. Gv: Chốt lại Tìm hiểu cách phòng tránh GV: Có các cách phòng tránh tai nạn giao thông nào? Hs: Trả lời Gv: chốt lại ? HS phải có trách nhiệm như thế nào? ? Trường của chúng ta đã có việc làm về tuyên truyền phòng tránh tai nạn giao thông như thế nào? |
1. Tình hình giao thông trên đất nước ta: - Trên đất nước ta còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông là do nhiều nguyên nhân gây ra: + Đường bộ xuống cấp, chưa an toàn cho người tham gia giao thông. + Đường thủy chưa được phân luồng rõ rệt. + Công tác tuyên truyền chưa phổ biến... + Đặc biệt là ý thức của người tham gia chưa thực hiện đúng qui định của luật giao thông. 2. Đối tượng dễ bị tai nạn giao thông: - Những người trực tiếp tham gia giao thông. - Trẻ em,học sinh... - Những người chưa nhận biết được tác hại của tai nạn giao thông... - Những người chưa nắm được về luật giao thông... - Hậu quả của tai nạn giao thông: Thương tật, tàn phế suốt đời, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình và xã hội, thậm chí dẫn đến tử vong... 3. Cách phòng tránh: - Khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông... - Không điều khiển phương tiện giao thông khi chưa được phép điều khiển. |
Kể một số vụ tai nạn giao thông tại địa phương em? |
4. Luyện tập: |
IV. Củng cố:
- Khi em thấy một trường hợp tham gia giao thông không đúng luật và đã gây ra tai nạn nghiêm trọng cho tài sản và con người thì em sẽ làm gì?
V. HDVN:
- Học bài.
- Ôn lại tất cả các bài đã học để tiết sau ôn tập học kỳ I
********************************