Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Tiếp theo) mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ……………………
Ngày dạy: ……………………..
Tiết 29 - Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG ,
THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (tiếp theo)
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu những qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.
2- Kĩ năng:
- Biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác.
3- Thái độ:
- Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng,sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm của người khác.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1- Giáo viên:
- SGK+ SGV.
- Hiến pháp 1992; Bộ luật hình sự 1999; Bảng phụ; Bộ tranh bài 16.
2- Học sinh:
- SGK+ vở ghi.
- Chuẩn bị bài mới.
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số: …………………..
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm của công dân?
- Đáp: Là quyền cơ bản của công dân
3. Bài mới.
Để hiểu được như thế nào là biết tôn trọn tính mạng, thân thể, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm của người khác và tự biết bảo vệ quyền của mình như thế nào. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài 16 “Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học (tiếp theo). Khi người khác xâm phạm đến quyền của mình ta cần phải làm gì? Khi bị người khác bắt nạt em sẽ làm như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK – Tr 54. - HS làm bài tập – HS nhận xét -> GV bổ xung. HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK – Tr 43,44. - HS làm bài tập – HS nhận xét -> GV bổ xung. */ Tình huống: ( Bảng phụ ) Chị H được điều động đi làm công tác khác, vì không đủ năng lực hoàn thành công việc được giao. Chị H đã làm đơn tố cáo lên cấp trên rằng: Lãnh đạo cơ quan đã nhận hối lộ của người khác để thay người đó vào chỗ của mình. Khi cơ quan yêu cầu bằng chứng, chị H không có. Chị đã bị phạt vi phạm hành chính và còn bị đi tù. Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội gì? Vì sao? Đưa ra tình huống ->HS lên thể hiện -> GV nhận xét. |
2 – Bài học: (tiếp theo) b- Trách nhiệm của công dân: - Biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Biết tự bảo vệ quyền của mình. Đồng thời phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với những qui định của pháp luật. 3- Bài tập Bài a/43: - Xô vào người khác làm bị thương, chết người. - Giết người để cướp của. - Đánh đập thân thể người khác, hiếp dâm. - Xúc phạm danh dự, chửi bới người khác để hạ uy tín. - Chồng đánh vợ, bố mẹ đánh con. Bài b/43: Theo em Tuấn đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe (rủ anh trai đánh Hải); vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm (chửi Hải). Hải nên giải thích cho bạn hiểu chỉ là nghi ngờ và Hải không nói xấu Tuấn. Hải phải tự vệ chính đáng, không để bạn đánh, tìm người giúp đỡ kịp thời. Hải đi trình bày sự việc của mình cho bố mẹ, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giúp đỡ và bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho Hải. Cách làm tốt nhất là Hải phải tự bảo vệ mình và thông báo, tìm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm: bố mẹ Hải, bố mẹ Tuấn, chính quyền địa phương. Bài c/43: Cách ứng xử em cho là đúng là: 4. Bài d/44: Đúng: 1 , 2, 3. Sai: 4, 5. Bài đ/44: Em sẽ tự vệ chính đáng, hét thật to để tìm kiếm sự trợ giúp gần nhất, tìm cách bảo vệ mình. Báo cho bố mẹ, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm để họ giúp đỡ. */ Bài * tình huống: - Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội vu khống, vu cáo cho người khác làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. |
4. Củng cố:
? Chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác?
? Khi thấy các hành vi vi phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác chúng ta cần phải làm gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học ( SGK ).
- Làm bài tập đ trang 54.
- Chuẩn bị bài 17 ( SGK ).
Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Tiếp theo) mới nhất – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạnNgày dạy:
Tiết 29
Bài 16
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE,
DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS hiểu các kiến thức, về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm .
Nêu được nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
Kỉ năng: Biết cách xử lí các tình huống phù hợp với các quy định của pháp luật
Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình
Thái độ: HS biết trân trọng, yêu quý về sức khỏe tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, kích thích tư duy
C. CHUẨN BỊ: Bài soạn, SGK, SGV, bảng phụ, bài tập nâng cao, bài tập SGK
D. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin, Kĩ năng tư duy phê phán, Kĩ năng ra quyết định
TIẾN HÀNH:
I./ ỔN ĐỊNH:
II./ KIỂM TRA BÀI CŨ
Thế nào là quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
III./ BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH |
NỘI DUNG |
HĐ1. Tìm hiểu những quy định của PL HS: Đọc mục “ Pháp luật nước ta quy định” HS: Đọc- cả lớp theo dõi GV: Em hãy cho biết “ Bất khả xâm phạm về thân thể của người khác là gì? Cho ví dụ cụ thể? HS: Công dân không được phép xâm phạm về thân thể của người khác. Ví dụ như đánh người. GV: Việc bắt giữ người phải có quyết định của cơ quan nào? HS: Quyết định của TAND hoặc phê chuẩn của VKSND GV: Từ vấn đề trên, em hãy cho biết PL nước ta quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về thân thể người khác? HS: Trả lời SGK- ý 1. GV: Treo bảng phụ: Điều 71- HP 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND. Trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng PL. Nghiêm cấm mọi hình thức tuy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” HS: Đọc bảng phụ GV: Em hãy cho biết ví dụ về trường hợp xâm phạm đến tính mạng của người khác? HS: Giết người GV: Em hãy cho biết ví dụ về trường hợp xâm phạm đến sức khỏe của người khác? HS: Gây thương tích cho người khác GV: Em hãy cho biết ví dụ về trường hợp xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác? HS: Vu khống, nói xấu, bịa đặt, làm nhục người khác GV: Như vậy trách nhiệm của chúng ta như thế nào đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? HS: Trả lời:ý 2 SGK GV: Treo bảng phụ: Trích các điều của BLHS Điều 104- khoản 4: “ Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân” Điều 106: “ Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1năm” HS: Trình bày bảng phụ GV: Qua các điều luật trên, nếu như ai đó xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác thì sao? HS: Trả lời SGK GV: Những quy định trên chứng tỏ điều gì? |
2./ Một số qui định của PL: - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải tuân theo đúng quy định của PL. - Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị PL trừng trị nghiêm khắc. 3./ Những quy định của PL chứng tỏ điều gì? HS: trả lời ý b Những quy định của Pl chứng tỏ NN ta thật sự coi trọng con người. Chúng ta cần phải biết coi trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Đồng thời phải biết tự bảo vệ mình, tố cáo việc làm trái với quy định của PL. III./ Bài tập Oâng chủ tịch xã X, sau khi đi uống rượu, trở về trụ sở trong tình trạng say men. Oâng đã ra lệnh cho công an xã bắt nhốt 4 người chậm nộp thuế nông nghiệp và nói rằng khi nào nộp thuế thì mới thả ra. Hỏi: Việc làm đó có đúng hay sai? Có vi phạm PL hình sự không? BTc/SGK: ( Bảng phụ ) BT d/ SGK ( Bảng phụ ) |
DẶN DÒ:
Học bài
Làm bài tập đ
Chuẩn bị bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Đọc trước tình huống SGK
Trả lời câu hỏi gợi ý
Tìm những trường hợp xâm phạm về chỗ ở của công dân./.
*****************************