Giáo án GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiếp) mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiếp) mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: …………………….

Tiết 3 - Bài 2 : SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ.(Tiếp)

I.Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

- Học sinh nắm được thế nào là siêng năng,kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

2. Thái độ

Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trỉtong học tập, lao động và các hoạt động khác.

3. Kĩ năng

- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

- Phác thảo dược kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Giáo viên: Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất.

2.Học sinh: Sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học:

1. ổn định tổ chức.

Sĩ số: ……………………….

2. Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là siêng năng, kiên trì? Em sẽ làm gì để trở thành một người có đức tính siêng năng, kiên trì?

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì.

GV: chia nhóm để học sinh thảo luận theo 3 chủ đề:

Chủ đề 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.

Chủ đề 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động.

Chủ đề 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác.

HS: Thảo luận xong cử nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng.

GV: Chia bảng hoặc khổ giấy Ao thành 3 phần với 3 chủ đề:

b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

Học tập

Lao động

Hoạt động khác

- Đi học chuyên cần

- Chăm chỉ làm bài

- Có kế hoạch học tập

- Bài khó không nản chí

- tự giác học

- Không chơi la cà

- Đạt kết quả cao

- Chăm chỉ làm việc nhà

- Không bỏ dở công việc

- Không ngại khó

- Miệt mài với công việc

- Tiết kiệm

- tìm tòi, sáng tạo

-Kiên trì luyện TDTT

- Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hộ.

- Bảo vệ môi trường.

- Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo, dạy chử.

GV: Có thể gợi ý thêm cho các nhóm và nhận xét (Chú ý đánh giá thời gian và lượng kiến thức)

GV: Đặt câu hỏi tìm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đức tính siêng năng, kiên trì:

HS:- Tay làm hàm nhai

-Siêng làm thì có

-Miệng nói tay làm

-Có công mài sắt có ngày nên kim

-Kiến tha lâu cũng đầy tổ

-Cần cù bù khả năng

GV: Nhận xét và cho điểm.

Rút ra ý nghĩa:

GV nêu ví dụ về sự thành đạt nhờ đức tính siêng năng, kiên trì:

GV: Gợi ý để học sinh nêu những biểu hiện trái với đức tính siêng năng, kiên trì qua bài tập: Đánh dấu x vào cột tương ứng.

Hành vi

Không

- Cần cù chịu khó

- Lười biếng, ỷ lại

- Tự giác làm việc

- Việc hôm nay chớ để ngày mai

- Uể oải, chểnh mảng

- Cẩu thả, hời hợt

- Đùn đẩy, trốn tránh

- Nói ít làm nhiều

 

x

x

x

x

x

GV:Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và nêu phương hướng rèn luyện. Phê phán những biểuhiện trái với siêng năng, kiên trì.

HS: nêu hướng giải quyết các vấn đề trên

Hoạt động 2: Luyện tập khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ và cũng cố hành vi.

Ảnh đính kèmẢnh đính kèm

Biểu hiện

- Siêng năng, kiên trì trong học tập;...

- Siêng năng, kiên trì trong lao động;...

- Siêng năng, kiên trì trong hoạt động xã hội khác;...

ý nghĩa

Siêng năng và kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

c. Những biểu hiện trái với đức tính siêng năng, kiêntrì.

- Lười biếng, ỷ lại, cẩu thả, hời hợt...

- Ngại khó, ngại khổ, dể chán nản

3. Luyện tập.

Bài a/6:

 Những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì: 1, 2.

Bài b/6:

 - Kiên trì luyện tập thể dục, thể thao.

   - Đi học đúng giờ.

   - Cố gắng làm xong tất cả bài tập trước khi đi ngủ, không nản chí khi gặp bài khó.

   - Chăm chỉ lao động, vệ sinh trường lớp.

Bài c/6:

Học sinh liên hệ thực tế trong lớp học, trong trường của mình để trả lời câu hỏi.

   VD: An học lớp 6A – là lớp học rất tốt môn Toán. Nhưng An muốn học tốt cả môn Ngữ văn và môn Anh văn. Vì vậy, An đã cùng với bạn Hòa cùng học chung với nhau để cùng giúp nhau học tập. Mỗi ngày, tranh thủ giờ ra chơi An và Hòa đã cùng nhau học từ mới, ghi lại các công thức trong Tiếng Anh để học. Sau đó, hai bạn còn cùng nhau tập làm văn, tập đọc, tập phát âm cho chính xác. Năm vừa qua, hai bạn đã đăng kí thi học sinh giỏi môn Ngữ văn và Anh văn, cả hai bạn đều đạt giải nhì trong kì thi đó.

Bài d/6:

 - Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   - Nói chín thì phải làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê.

   - Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

   - Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

   - Cần cù bù khả năng.

   - Khen nét hay làm, ai khen nét hay ăn.

   - Mưa lâu thấm đất.

       

4. Cũng cố:

- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì.

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Xem trước bài 3: Tiết kiệm.

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiếp) – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

TIẾT 3

                                                           BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ (TT)

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện.

2. Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt đức tính SNKT với lười biếng chống chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nãn chí trong học tập, lao động.

3. Thái độ: Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập.

B. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Kích thích tư duy.

- Giải quyết vấn đề.

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV GDCD 6...

2. HS chuẩn bị: Sưu tầm những tấm gương SNKT trong học tập.

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định: ( 2 phút )

- Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).

II. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút):

1. Thế nào là SNKT? Cho ví dụ?.

III. Bài mới.

1. Đặt vấn đề:(2 phút) Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.

2. Triển khai bài:

* Hoạt động của thầy và trò

* Nội dung kiến thức

* HĐ1:(20 phút) Tìm biểu hiện của SNKT.

GV. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nd sau:

1. Tìm biểu hiện SNKT trong học tập.

2.Tìm biểu hiện SNKT trong lao động.

3. Tìm biểu hiện SNKT trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.

HS; Thảo luận, nhận xét, bổ sung, GV chốt lại.

Gv: Tìm những câu TN, CD, DN nói về SNKT.

Gv: yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về SN của Bác Hồ.

Gv: Vì sao phải SNKT?.

Gv: Nêu việc làm thể hiện sự SNKT của bản thân và kết quả của công việc đó?.

Gv: Nêu việc làm thể hiện sự lười biếng,chống chán của bản thân và hậu quả của công việc đó?.

* HĐ2: ( 12 phút) Luyện tập- Rút ra cách rèn luyện.

Gv: HD học sinh làm bt b, c SGK/7.

Làm bt 3 SBT.

Gv: Theo em cần làm gì để trở thành người SNKT?

2. Ý nghĩa:

- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

3. Cách rèn luyện:

- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:

+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..

+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.

+ Trong các hoạt động khác: ( kiên trì luyện tập TDTT, đáu tranh phòng chốngTNXH, bảo vệ môi trường...)

IV. Cũng cố: (2 phút).

- Vì sao phải siêng năng kiên trì? Cho ví dụ?.

V. Dặn dò: ( 2 phút).

- Học bài

- Làm các bài tập d SGK/7

- Xem nd bài 3 " Tiết kiệm".

- HS thực hiên ATG.

*****************************