Giáo án GDCD 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiếp theo) mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiếp theo) mới nhất – Mẫu giáo án số 1    

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: ……………………..

Tiết 13 - Bài 10 : TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI(tiếp theo)

I.Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

- Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cự và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực,tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

2. Thái độ

Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, đội và các hoạt động xã hội khác.

3. Kĩ năng

- Biết tự giác tích cực chủ động trong học tập và các hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể...

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Giáo viên: Sưu tầm bài báo, tranh ảnh theo chủ đề, các mẩu truyện..., tấm gương những học sinh làm nhiều việc tốt.

2.Học sinh: . Sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.Các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức.

Sĩ số: ……………………..

2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Xử lý tình huống

GV: Cho học sinh thảo luận giải quyết tình huống:

Tình huống: Nhân dịp 20/11, nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6A khích lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào. Phương phân công cho những bạn có tài trong lớp: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát , múa, còn Phương chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập. Cả lớp đều sôi nổi, nhiệt tình tham gia; duy nhất bạn Khanh là không nhập cuộc, mặc dầu rất nhiều người động viên. Khi được giải xuất sắc, được biểu dương trước toàn trường, ai cũng xúm vào công kênh và khen ngợi Phương. Chỉ có mình Khanh là thui thủi một mình.

GV: Hãy nêu nhận xét của em về Phương và Khanh.

HS: Thảo luận, trình bày

GV:Kết luận:

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập:

GV cho HS đọc yêu cầu đề bài các bài tập trong sgk. Sau đó phân nhóm để học HS thực hành, đại diện nhóm trả lời. HS,GV nhận xét, sửa chữa.

1.Bài tập:

Bài a/24:

   Biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và xã hội: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12.

Bài b/25:

   Việc làm của Tuấn là thể hiện người sống có trách nhiệm Bởi vì, Tuấn có ý thức đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Hơn nữa, Tuấn còn rù Phương đi cùng, nghĩa là Tuấn còn biết vận động mọi người tích cực tham gia. Đây là người sống có tập thể, biết hi sinh cho tập thể.

   Việc làm của Phương trái ngược hoàn toàn với Tuấn. Việc Phương từ chối chứng tỏ Phương là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ về mình. Việc làm của Phương đáng chê trách, nên án.

Bài c/25:

   - Tham gia phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của trường.

   - Tích cực tham gia ủng hộ, khuyên góp, vận động mọi người giúp đỡ người nghèo.

   - Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, thăm hỏi thương binh, liệt sĩ.

   - Tham gia vệ sinh đường phố, tuyên truyền tiết kiệm điện, nước.

Bài d/25:

   - Cùng tập văn nghệ, tham gia các câu lạc bộ phù hợp với mình.

   - Tham gia lao động, trồng cây và các hoạt động của trường.

   - Quyên góp sách vở báo cũ, quần áo không mặc đến cho những bạn cần.

   - Phát biểu ý kiến trong giờ sinh hoạt lớp.

Bài e/25:

   Học sinh tự sưu tầm những tấm gương học sinh thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ở trường lớp, khu vực sinh sống mà em biết.

   VD: Hoạt động của Bí thư Đoàn TNCS HCM, lớp trưởng, bí thư lớp...

4. Cũng cố:

GV: - yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

-Làm các bài tập còn lại, xem trước bài 11.

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

Bài 10:

TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

2. Kĩ năng: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.

3. Thái độ: HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.

B. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm

- Xử lí tình huống

- tổ chức sắm vai, trò chơi.

C. Tư liệu, phương tiện

- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh,...

- Xem trước nội dung bài học.

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

-. Thế nào là lịch sự, tế nhị?

- Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này? Nêu 1 số biểu hiện cụ thể?

3. Giới thiệu bài mới. Gv tổ chức hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm hiểu truyện đọc sgk.

Gọi hs đọc truyện.

GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:

1.Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì?

Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?

2. Em học tập được những gì ở bạn Chi?

3. Động cơ nào giúp Chi tích cực tự giác như vậy?

Hoạt động 2

Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

GV nêu một số câu hỏi dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung bài học:

1. Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết? (HS tự kể, GV bổ sung)

2. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

-

-  

-

? Theo em chúng ta cần phải làm gì?

Hoạt động 3

Thảo luận – Liên hệ tới bản thân

GV chia lớp 4 nhóm, thảo luận 4 nội dung sau:

1. Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em?

2. Hãy kể những việc làm thể hiện tính tự giác của em?

3. Em có mơ ước gì về nghề nghiệp, tương lai?

4. Hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình?

HS thảo luận, trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV kết luận .

- HS quan sát tranh:Bức tranh này nói lên điều gì ?

Ảnh đính kèm

GV nêu câu hỏi: Hãy nêu mối quan hệ giữa tích cực và tự giác?.

Hoạt động 4

Luyện tập.

- Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31

- Đọc truyện "Chuyện trực nhật" SBT GDCD 6/ 25

I. Đặt vấn đề:

- Ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi.

- Ước mơ trở thành nhà báo, thể hiện sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời.

- Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực đáng được học tập, noi theo.

II. Nội dung bài học:

1. Khái niệm:

- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.

2. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?

- Mỗi người cần phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt độngtập thể hoạt động xã hội.

- Không ngại khó hoặc lẫn tránh những việc chung.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...

III. Bài tập – Luyện tập (tiết 1)

5. Cũng cố - Dặn dò:

-Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ?

- Học bài, làm bài tập SGK.

- Xem trước nội dung còn lại của bài.

-Chuẩn bị đồ chơi sám vai theo nội dung bài tập b sgk/31.

*************************************