Giáo án GDCD 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp theo) mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp theo) mới nhất– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: …………………….

Tiết 20 - Bài 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.

2. Thái độ

- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.

- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

3. Kĩ năng

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Giáo viên: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập...

2.Học sinh: Sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III.Các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức.

Sĩ số: ………………………….

2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Thảo luận tìm ra những việc làm vi phạm Công ước....

GV: Cho học sinh thảo luận nhóm tình huống mà GV đã chuẩn bị sẵn.

Tình huống: Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội Phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này”.

Câu hỏi: 1). Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?

2). Việc làm của Hội Phụ nữ địa phương có gì đáng quý? Qua đó em thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như thế nào?

Hoạt động 2: Thảo luận về trách nhiệm của mỗi công dân.

GV: Vận dung bài tập d, đ để giúp học sinh rút ra nội dung bài học.

- Điều gì sẽ xảy ra nếu như Quyền trẻ em không được thực hiện?

- Là trẻ em, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?

HS: Trả lời....

Hoạt động 3: Luyện tập

GV: Có thể tổ chức lớp thảo luận giải quyết bài tập sgk.

HS: Làm bài tập theo nhóm trên giấy Rôki, sau đó gián trên bẩng các nhóm khác chú ý bổ sung những thiếu sót nếu có.

* Thảo luận:

- Bà A vi phạm quyền trẻ em: Giới thiệu điều 24, 28, 37 Công ước..

- Cần lên án, can thiệp kịp thời những hành vi vi phạm Quyền trẻ em.

- Nhà nước rất quan tâm, đảm bảo Quyền trẻ em.

- Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

-* Trách nhiệm của mỗi công dân :

-- Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác; phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.

3. Luyện tập

Bài a/31:

   Việc làm thể hiện quyền trẻ em (x): 1, 4, 5, 7, 9.

   Việc làm vi phạm quyền trẻ em (-): 2, 3, 6, 8, 10.

Bài b/32:

   * 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:

      - Đánh đập trẻ em

      - Bắt trẻ em làm việc quá sức

      - Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút

   * Theo em, để hạn chế những biểu hiện đó, mỗi người cần tự ý thức được về quyền của trẻ em để bảo vệ và giúp trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Đồng thời các bậc phụ huynh phải giáo dục con cái đúng cách và dạy trẻ cách để không bị lôi kéo hay lợi dụng bởi người lạ.

Bài c/32

   Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.

      + Nhóm quyền sống còn: quyền này là quyền quan trọng nhất. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền này và được hưởng quyền này để tồn tại và thực hiện các quyền khác.

      + Nhóm quyền bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.

      + Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi... phát triển toàn diện.

      + Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

Bài d/32:

   Theo em, Lan trong tình huống này là sai. Vì gia đình Lan không có điều kiên, Lan nên tiết kiệm tiền bạc, chứ không nên so sánh gia đình mình với nhà người khác, không nên ghen ghét, đố kị.

   Nếu em là Lan, em sẽ không oán trách mẹ. Em sẽ thương mẹ nhiều hơn, cố gắng học thật giỏi, sau giờ học tranh khủ giúp đỡ công việc nhà cho mẹ.

Bài đ/32:

   Nếu em là Quân, em sẽ trình bày cho bố mẹ biết về việc em sẽ chọn bạn để chơi. Về lập trường rằng em sẽ không bị nhiễm những thói hư tật xấu. Đặc biệt, em sẽ giải thích cho bố mẹ biết về việc mở rộng các mối quan hệ bạn bè thì em mới có tiềm năng để học hỏi, trao đổi bài cũng như tâm tư, chuyện trong cuộc sống.

Bài e/32:

   1- Em sẽ ngăn cản hành vi của người lớn, sau đó sẽ báo cho cơ quan công an, trình bày sự việc.

   2- Em sẽ nói chuyện, động viên cho bạn hiểu về ý nghĩa của việc học. Sau đó, sẽ nhờ thầy cô, gia đình bạn ý giúp đỡ, khuyên nhủ.

   3- Em sẽ giúp các em, sẽ dạy cho các em những gì em biết, tổ chức khuyên góp, nhờ thầy cô và các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho các em có cơ hội được đi học.

Bài g/32:

   Em thấy bản thân mình chưa thực hiện tốt bổn phận với cha mẹ, thầy cô giáo.

   Những điều em đã thực hiện tốt là: Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, đi học đúng giờ.

   Những điều em chưa làm tốt là: Còn nói chuyện riêng trong lớp, đôi lúc chưa học bài cũ, chưa giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ, còn đòi hỏi đò chơi, quần áo với bố mẹ.

   Học sinh tự đặt kế hoạch để khắc phục những nhược điểm của bản thân như: sáng dậy dớm tập thể dục, ăn sáng đầy đủ, đến trường không đi la cà, ngồi ngay ngắn trong lớp, không mất trật tự, ghi chép bài đầy đủ. Về nhà tự vệ sinh cá nhân, giúp mẹ dọn nhà. Làm bài tập đầy đủ.

4. Cũng cố:

GV: - Yêu cầu học sinh trả lời nội dung: Công dân vi phạm quyền trẻ em? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em...

5. Hướng dẫn học ở nhà:

Xem trước bài 13.

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp theo) mới nhất– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn :Ngày dạy:

BÀI 12- Tiết 20:CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

(Tiếp)

1. MỤC TIÊU

a.Về kiến thức

- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.

b. Kĩ năng

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

c. Thái độ

- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.

- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

2. CHUẨN BỊ

GV: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập...

HS: Sưu tầm các tranh ảnh về trẻ em với các quyền...

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a. Kiển tra bài cũ( Không KT).

*Giới thiệu bài mới.(1’)

- Trẻ em có những quyền hạn và bổn phận gì, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 12

b.Dạy nội dung bài mới:

 

Hoạt động của trò

Chuẩn kiến thức cơ bản cần đạt

Yêu cầu HS xử lí tình huống để khắc sâu nội dung bài học.

- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

+ Nhóm 1: BT6 (STH-Tr55).

+ Nhóm 2:BT4 (STH- Tr55).

+Nhóm 3: STK ( Tr-85).

-Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV: Nhận xét - Bổ sung – Chốt để nhắc lại các điều trích Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.

- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế.

H: Em hãy kể một vài trường hợp vi phạm quyền trẻ em mà em biết? (Người mẹ nuôi đã bắt cháu Hoàng đi xin nhưng cháu không đi đã bị dội nước sôi vào người. Người chủ quán phở đẫ đánh đập cháu Hương 13 năm trời hoặc cô giáo bảo mẫu ở thành phố HCM đã dùng băng dính bịt mồm cháu bé 4 tuổi để cháu khỏi khóc và cháu đã bị chết.N

H: Điều gì xảy ra nếu như quyền trẻ em không được thực hiện?

- GV: Bổ sung - Chốt.

-Xử lí tình huống để rút ra trách nhiệm của bản thân.

- GV: Yêu cầu HS thảo luận.

+ Bài tập d:( Nhóm 1).

+Bài tập đ: (Nhóm 2N).

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- GV: Nhận xét - Bổ sug - Chốt.

+ Bài tập 3: (Bảng phụB).

- GV: yêu cầu HS thảo luận cá nhân.

- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.

- GV: Nhận xét - Cho điểm.

+ Bài tập 4: Yêu cầu HS chơi trò chơi: Vẽ cây “ Mơ ước” và điền ô chữ vào.

- GV: Vẽ sẵn cây và yêu cầu HS điền ô chữ thành 2 câu nói về quyền được nuôi dưỡng và phát triển .

- GV: Nhận xét - Bổ sung - Kết luận nội dung bài học.

- HS: Thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Nhóm 1:

- Lan không nên xin tiền mẹ để làm việc đó.

+ Nhóm 2: Hai chị em Mai chưa được hưởng quyền trẻ em như nuôi dưỡng.

+ Nhóm 3: Bà A vi phạm quyền trẻ em.

- HS: Liên hệ thực tế.

- HS: Trả lời.

- HS: Thảo luận 2 nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS: Chơi trò chơi.

- HS: Viết điều mơ ước vào những nhánh cây mơ ước.

- HS: Điền ô chữ.

II/ Bài học.(30’)

5/ Quy định của Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.

- Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

6/ Trách nhiệm của chúng ta.

- Bảo vệ quyền của mình.

- Tôn trọngquyền của người khác.

III/ Bài tập:(10’)

1/ Bài tập d:

2/ Bài tập đ:

3/ Bài tập 3: Trắc nghiệm.

- Đáp án: a,c,d,e.

4/ Bài tập 4:

- Được đi học.

- Được tham gia sinh hoạt hè.

- Được tiêm phòng.

+Trẻ em như búp trên cành.

c) Củng cố- Bài tập:. (4’)

- Giải thích câu nói của ông, bà ta ngày xưa: “ Thương cho roi cho vọt”

H: Theo em, Quan niệm đó dúng hay sai? Có vi phạm quyền trẻ em không?

- Chuẩn bị bài 13. Thế nào là công dân? Căn cứ để xác định công dân một nước

d. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học thuộc Các bước lên lớpvà làm bài tập còn lại

*Rút kinh nghiệm tiết dạy:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

*********************************