Giáo án GDCD 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiếp theo) mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiếp theo) mới nhất– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: ……………………..

Tiết 15 - Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (tiếp theo)

I.Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

- Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.

2. Thái độ

Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. Khiêm tốn, học hỏi bạn bè, mọi người, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập.

3. Kĩ năng

- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Giáo viên: Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập.

2.Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III .Các hoạt động dạy học

1.ổn định tổ chức.

Sĩ số: …………………

2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Hãy trình bày mục đích học tập của em?

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học :

GV: Chia nhóm đẻ học sinh thảo luận 2 vấn đề:

Vấn đề 1: “Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì?”

Vấn đề 2: “Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội?”

HS: - Tiến hành thảo luận nhóm.

- Cử đại diên trình bày, các nhóm khác chú ý theo giỏi, bổ sung.

GV: Nhận xét các ý kiến của học sinh. Khái quát và nhấn mạnh mục đích học tập của học sinh. Học sinh không vì mục đích cá nhân mà xa rời tập thể và xã hội.

Hoạt động 2: Xác định những việc cần làm để đạt được mục đích đã đề ra .

GV: Em cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập.

HS: Phát biểu ý kiến:

- Có kế hoạch.

- Tự giác.

- Học đều các môn.

- Chuẩn bị tốt phương tiện.

- Đọc tài liệu.

- Có phương pháp học tập.

- Vận dụng vào cuộc sống.

- Tham gia hoạt động tập thể và xã hội.

GV: Cho học sinh kể những tấm gương có mục đích học tập mà HS biết: Vượt khó, vượt lên số phận để học tốt ở địa phương.

GV: Kết thúc hoạt động này bằng truyện kể: “Cô gái Italia khó quên”.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập:

GV cho HS đọc yêu cầu đề bài các bài tập trong sgk. Sau đó phân nhóm để học HS thực hành, đại diện nhóm trả lời. HS,GV nhận xét, sửa chữa.

2. Xác định mục đích, ý nghĩa của hoạt động.

- Mục đích trước mắt của học sinh là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc.

- Phải kết hợp mục đích vì mình, vì gia đình, xã hội.

- Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt.

Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập.

2.Luyện tập:

Bài a/27:

Nhân dịp đầu năm học, lớp 6B tổ chức thảo luận về “Mục đích học tập”. Cuộc tranh luận đã nảy ra những ý kiến khác nhau như:

   - Học tập để phát huy truyền thống của gia đình.

   - Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

   - Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ.

   - Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

Trả lời:

   Em không đồng ý với quan điểm “Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ” vì mục đích học tập là xây dựng quê hương đất nước chứ không đơn giản chỉ là để kiếm công việc nhàn hạ

   Tất cả các quan điểm còn lại em đều đồng ý. Tuy nhiên, mỗi quan điểm mới chỉ trình bày được một nửa nội dung, mục đích của học tập. Chung quy lại, mục đích của học tập là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và truyền thống của nhà trường.

   Mục đích học tập của em là nỗ lực để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội. Để tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc

   Bởi vì xác định mục đích học tập như vậy em mới ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và thực hiện được ước mơ của mình.

Bài b/27:  

   Động cơ học tập em cho hợp lí là: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Bài c/28:

   Em thấy bản thân đã thực hiện được tốt: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

   Ngoài ra em còn thực hiện được những điều khác như: Tham gia các câu lạc bộ về học tập, luyện đề, tự tìm tòi nghiên cứu khoa học.

Bài d/28:

   Tuấn sẽ nói với Quang: Đọc sách không bao giờ là đủ. Càng chăm chỉ đọc nhiều sách, càng giúp học tốt hơn. Nhất là khi học sách “Người tốt việc tốt” sẽ giúp bài kiểm tra thêm sinh động, hấp dẫn khi có các ví dụ minh họa.

Bài đ/28: 

   Lớp em có một bạn tên là Lan (bạn ấy là lớp phó văn thể). Là đại diện của tấm gương ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mỗi ngày, bạn ý đi giao báo cho từng nhà và đến trường khi trống đã vang được một lúc. Một ngày, bạn ý đi học trễ và bị thầy giáo phạt đứng ở ngoài cửa lớp. Lan vẫn đứng ngoan ngoãn, nghiêm trang ngoài cửa lớp, Lan còn đặt vở lên tưởng để chép bài của thầy. Một lần, thấy Lan phải chịu phạt ở ngoài, nên Hải đi qua đã trêu ghẹo Lan nói bạn rằng: “Sao Lan không ở nhà, đi học làm gì cho bị thầy phạt”. Thấy vậy, Lan không hề tỏ ra cau có, hay giận bạ. Lan trả lời: Mình đi học là để biết được nhiều thứ. Mai này mình sẽ cố gắng để được làm bác sĩ, cứu chữa bệnh cho những người nghèo như gia đình mình, không có tiền đi bệnh viện. Thấy Lan trả lời như vậy, ai cũng khâm phục bạn ý vì tinh thần vượt qua khó khăn của Lan.

4. Cũng cố:

-Cho HS làm bài tập b SGK

5. Hướng dẫn học ở nhà:

-Về nhà làm bài tập trang 33, 34. Xây dựng kế hoạch học tập, tìm các câu truyện về tấm gương vượt khó học giỏi, gương người tốt việc tốt.

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

Bài 11

MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (TT)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Xác định đúng mục đích học tập.

-Giúp HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập.

2. Kĩ năng:

HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn, biết xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập, lao động một cách hợp lí nhất.

3. Thái độ:

HS biết tự giác, chủ động trong học tập và có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

B. Phương pháp :

- Thảo luận nhóm

- Xử lí tình huống

- tổ chức sắm vai, trò chơi.

C. Tư liệu, phương tiện

SGK, SGV, SBT GDCD 6. bảng phụ.

HS Xem trước nội dung bài học.

D. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Hãy nêu những mục đích học tập đúng đắn của học sinh?

3. Bài mới.

Tại sao chúng ta phải học tập, học để làm gì và học như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm hiểu ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập.

Thảo luận nhóm:

Nhóm 1, 3:

Mục đích học tập trước mắt của HS là gì?

Nhóm 2,4 :

Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội?

-Sau khi các nhóm trình bày, Gv nhận xét, kết luận

Hoạt động 2

Xác định những việc cần làm để đạt được những mục đích đề ra

? Hãy cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích đã đề ra?

?. Kể những tấm gương học tập có mục đích biết vượtkhó, vượt lên số phận để học tốt ở lớp, địa phương?

HS kể chuyện….

GV kể về tấm gương cô ca sĩ Thái Phương ……..

Gv: Kể cho hs nghe "câu chuyện điểm 10" sbt/26

- Đọc truyện: " Học để hiểu biết" sbt/34.

GV. Vì sao phải xác định mục đich học tập ?

GV. Xác định mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp ích gì cho bả n thâ n,gia đình, xã hội?

?Vậy cần học tập như thế nào để đạt mục đích đề ra?

Hoạt động 3

Luyện tập, củng cố:

Yêu cầu HS làm bài tập 3 sgk

II. Nội dung bài học:

1. Mục đích trước mắt của HS là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, phát triển toàn diện góp phần xây dựng gia đình, xã hội hạnh phúc

2. Ý nghĩa:

- Xác định đúng đắn mục đích học tập "Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.

- Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

3. Trách nhiệm của học sinh:

- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.

- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.

- Tránh lối học vẹt, học lệch các môn....

- Muốn học tập tốt phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập

5. Cũng cố - dăn dò

-Theo em cần làm gì để đạt được mục đích học tập?

- Tại sao chúng ta cần phải học tập?

- Chúng ta phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình, xã hội ntn?

-Xem lại nội dung các bài đã học trong học kì I, giờ sau ôn tập.

************************************