Giáo án GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: ……………………..

Tiết 6 - Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT

I.Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật.

- ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật.

2. Thái độ

Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật, có thái độ tôn trọng kỉ luật.

3. Kĩ năng

- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.

- Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Giáo viên: Những mẩu truyện về tấm gươngtôn trọng kỉ luật. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng kỉ luật

2.Học sinh: sgk, nháp, vở ghi.

III.Các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức.

Sĩ số: ………………….

2. Kiểm tra bài cũ:

Chữa bài tập a trang 13 sgk. Liên hệ bản thân em đã có những hành vi lễ độ như thế nào trong cuộc sống, ở gia đình, trường học.

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc truyện và khai thác nội dung truyện đọc.

GV; Cho học sinh đọc truyện trong sgk sau đó thảo luận nhóm.

? Qua câu truyện Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?, nêu các việc làm của Bác:

HS: Cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung:

-

-

GV: Chốt lại : mặc dùlà chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác...

Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích nội dung khái niệm tôn trọng kỉ luật.

GV: Yêu cầu học sinh tự liên hệ xem bản thân mình đã thực hiện việc tôn trọng kỉ luật chưa:

HS: Liên hệ và trả lời...

1. Tìm hiểu bài (truyện đọc).

- Mặc dù là Chủ tịch nước,nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung đựoc đặt ra cho tất cả mọi người.

2. Thế nào là tôn trọng kỉ luật, biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.

Trong gia đình

Trong nhà trường

Ngoài xã hội

- Ngủ dậy đúng giờ.

- Đồ đạc để ngăn nắp.

- Đi học và về nhà đúng giờ.

- Thực hiện đúng giờ tự học.

- Khong đọc truyện trong giờ học.

- Hoàn thành công việc gia đình giao.

- Vào lớp đúng giờ.

- Trật tự nghe bài.

- Làm đủ bài tập.

- Mặc đồng phục.

- Đi giày, dép quai hậu

- Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn.

- Trực nhật đúng phân công.

- Đảm bảo giờ giấc.

- Có kỉ luật học tập.

- Nếp sống văn minh.

- Không hút thuốc lá.

- Giữ gìn trật tự chung.

- Đoàn kết.

- đảm bảo nội quy tham quan.

- Bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ của công.

GV: qua các việc làm cụ thể của các bạn trong các trường hợp trên em có nhận xét gì?

HS: Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện các quy định chung.

GV: Phạm vi thực hiện thế nào?

HS: Mọi lúc, mọi nơi.

GV: Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

HS: Trả lời...

GV: Nhận xét và cho học sinh ghi.

? Hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?

HS: - ...

GV: Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?

HS: - ...

Hoạt động 3: Luyện tập nâng cao nhận thức và rèn luyện sự tôn trọng kỉ luật.

         

Ảnh đính kèm

a. Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc.

b. Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác, chấp hành sự phân công.

c. ý nghĩa:

Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ cương, nền nếp, mang lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ.

3. Luyện tập:

Bài a/ 13:

 Hành vi thể hiện tính kỉ luật: 2,6,7

Bài b/13:

Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì: Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn đảm bảo lợi ích của bản thân. Nếu mọi người không có kỉ luật sẽ không thực hiện trách nhiệm của mình mà tập thể giao cho. Một cá nhân vô kỉ luật sẽ gây hại cho người khác như: làm người khác bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, tiến độ công việc của người khác.

Bài c/13:

 - Trực nhật theo sự phân công của thầy cô giáo, lớp trưởng.

   - Đi học đúng giờ, trang phục đúng qui định.

   - Bảo vệ môi trường, để rác đúng nơi qui định.

   - Xin lỗi người khác khi làm sai, cảm ơn người khác khi được giúp đỡ.

   - Làm theo sự hướng dẫn của công an giao thông.

       

4. Cũng cố:

GV: -Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học

5.Hướng dẫn học ở nhà:

- Làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 6

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

TIẾT 6:

BÀI 5 TÔN TRỌNG KỈ LUẬT

A. Mục tiêu bài học:

- Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.

- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.

- HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương thực hiện tốt kỉ luật...

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: ( 2 phút )

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

- Em hiểu thế nào là: " Tiên học lễ hậu học văn".

- Lễ độ là gì? Cho ví dụ và đưa ra hai cách giải quyết của người có lễ độ và thiếu lễ độ.

3. Bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)

Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:

- Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ học, giờ chơi....

- Trong cuộc họp không có người chủ toạ.

- Ra đường mọi người không tân theo quy tắc giao thông......

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ2:Khai thác nội dung truyện đọc SGK (8phút)

GV: Gọi HS đọc truyện.

? Bác Hồ tôn trọng những quy định chung như thế nào.

- Bác Hồ vào chùa để dép ở ngoài,

- Gặp đèn đỏ: dừng lại

? Những việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác.

Mặc dù là chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ việc làm của Bác đã thể hiện sự tôn trọng kỉ luật chung được đặt ra cho tất cả mọi người.

? Em học tập được gì ở con người của Bác qua câu chuyện này.

- Trong nhà trường, nơi công cộng, ở gia đình có những quy định chung nào?

- Em đã thực hiện những quy định ấy như thế nào?

GV kết luận: Mỗi chúng ta cấn tôn trọng kỉ luật để xây dựng nề nếp, kỉ cương

HĐ3: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

(13 phút)

? Theo em kỉ luật là gì? Cho ví dụ.

- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

Gv: Trái với tôn trọng lỉ luật là gì? Cho ví dụ.

HS: Thảo luận nhóm.

Hãy nêu các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở:

Nhóm 1: Nhà trường (vào lớp đúng giờ, trật tự làm đủ bài tập)

Nhóm 2: Gia đình (ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp)

Nhóm 3, 4: Nơi công cộng (nếp sống văn minh, giữ vệ sinh chung)

Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại ( gv chuẩn bị ở bảng phụ).

- Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?.

- Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao?

- Hãy kể những việc làm thiếu tôn trọng kỉ luật và hậu quả của nó?.

GV Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật.

HĐ4: Luyện tập. ( 5 phút)

Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.

BT: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:

1. Đất có lề, quê có thói.

2. Nước có vua, chùa có bụt.

3. Ăn có chừng, chơi có độ.

4. Ao có bờ, sông có bến.

5. Dột từ nóc dột xuống.

6. Nhập gia tuỳ tục.

7. Phép vua thua lệ làng.

8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

I.Tìm hiểu truyện

Bác Hồ là tấm gương sáng về tôn trọng kỉ luật.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

* Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành sự phân công

2. Ý nghĩa:

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.

- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.

3. Cách rèn luyện:

III. Luyện tập

4. Củng cố: (2 phút)

Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.

5. Hướng dẫn học bài: (3 phút)

- Học bài, làm bài tập b, c SGK.

- Xem trước bài 6.

*****************************