Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiếp theo) mới nhất– Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ……………………
Ngày dạy: ……………………..
Tiết 24 - Bài 14 : THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(tiếp theo)
I- Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế các qui tắc đi đường (đi bộ, đi xe đạp, xe máy, đường sắt).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
3. Thái độ:
- ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1- Giáo viên:
- SGK + SGV.
- Luật giao thông đường bộ.
- Nghị định 39/ CP.
- Số liệu các vụ tai nạn, người bị thương, người tử vong trong cả nước.
-Biển báo giao thông.
2- Học sinh:
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị nội dung phần còn lại.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
Sĩ số: ……………………
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Để đảm bảo an toàn thì người đi đường chúng ta phải làm gì? Nêu các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông?
- Đáp: Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm:
+ Hiệu lệnh giao thông của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn…
+ Nguyên nhân: Đua xe trái phép…
3. Bài mới:
Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông người tham gia giao thông phải nắm được các qui tắc đi đường. Vậy người đi bộ phải đi như thế nào, người đi xe… chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp bài 14…
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung bài học tiếp theo. */ Tình huống: Tan học về đường vắng, muốn thể hiện mình với các bạn, Hưng đi xe thả hai tay và đánh võng. Không may xe Hưng vướng vào một bác bán rau đi cùng chiều giữa lòng đường. Em có nhận xét gì về Hưng và bác bán rau? Nếu em là công an em sẽ giải quyết vụ này như thế nào? Trả lời: - Hưng vi phạm luật giao thông: Buông cả hai tay, đi đánh võng… - Người bán rau cũng vi pham luật giao thông: Đi giữa đường. - Là công an em nhắc nhở người đi bộ và người đi xe đạp… để tránh được các tai nạn giao thông chúng ta cần nắm được các quy định đi đường… Người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng qui định của luật an toàn giao thông? Nơi có vạch kẻ đường và có đèn tín hiệu người đi bộ phải đi như thế nào? */ Tình huống: Một nhóm H/S 7 bạn đi ba chiếc xe đạp hàng ba, kéo đẩy nhau, gần đến ngã tư đèn vàng cả ba xe đều tăng tốc độ vượt qua đầu xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều. Trả lời: - Nhóm H/S vi phạm luật an toàn giao thông: đèo ba, đi xe hàng ba, kéo đẩy nhau, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông. (Đèn vàng không dừng, rẽ vào đường ngược chiều, tạt qua đầu xe máy đang chạy). Theo em các bạn đó đã vi phạm lỗi gì về luật an toàn giao thông? Từ tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp? Giới thiệu luật giao thông điều 29. Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. - H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK. - H/S làm bài tập -> H/Snhận xét. - GV nhận xét. |
2- Nội dung bài học. (tiếp theo) c- Các quy định đi đường: */ Người đi bộ: - Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố , lề đường thì phải đi sát mép đường. - Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường người đi bộ phải tuân thủ đúng. */ Người đi xe đạp: - Không đi xe dàn hàng ngang, lạnh lách, đánh võng, không đi vào phần đuờng dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác. Không sử dụng xe kéo đẩy xe khác, không mang vác chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay, không đi xe bằng một bánh. - Trẻ em dưới 12 tuổi không đi xe đạp của người lớn. */ Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3. */ Qui định về an toàn đường sắt: - Không thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt. - Không thò đầu, tay, chân ra ngoài khi tàu dang chạy. - Không ném các vật nguy hiểm từ trên tàu hoặc từ dưới lên tàu. -> Tìm hiểu luật an toàn giao thông. - Thực hiện ngiêm luật giao thông. - Tuyên truyền, nhắc nhở… - Lên án hành vi cố tình vi phạm. - Có hình thức xử lý nghiêm… 3. Bài tập: Bài a/38: Bức tranh 1: Chăn, dắt thả trâu bò trên đường sắt điều này gây nguy hiểm cho cả người và vật. Vi phạm quy định về an toàn đường sắt. Bức tranh 2: Đi xe đạp hàng 2, hàng 3 làm lấn chiếm lòng đường, gây nguy hiểm. Vi phạm quy định về giao thông đường bộ. Bài b/38: - Biển cho phép người đi bộ được đi: 305, 423b - Biển cho phép người đi xe đạp được đi: Biển báo 304. Bài c/38: - Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: + Trên cầu hẹp có một làn xe. + Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế. + Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt. + Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. + Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. - Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. - Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. Bài d/38: Nơi em ở, người dân tham gia có theo qui định an toàn giao thông như: - Không vượt đèn đỏ. - Không chở hàng hóa cồng kềnh. - Đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, chỗ em vẫn còn những hành vi vi phạm như: - Uống rượu bia khi lái xe. - Đi lên lề đường. Những việc em có thể làm là: đội mũ và cài quai mũ đúng qui định, không đua xe trái phép. Không đi hàng hai, hàng ba. Sử dụng đúng loại xe được điều khiển. Bài đ/38: Học sinh nhận thấy bản thân mình đã thực hiện đến đâu rồi thì trả lời như vậy. |
4. Củng cố:
? Nêu qui định dành cho người đi bộ?
? Người đi xe đạp đi như thế nào?
? Qui định về an toàn đường sắt?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Về học thuộc nội dung bài học trong SGK trang 45.
- Làm bài tập đ trang 46.
- chuẩn bị bài 15.
Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiếp theo)– Mẫu giáo án số 2
BÀI 14:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (TT)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Quy định đối với người đi bộ đi xe đạp và xe máy.
2. Kĩ năng: HS biết tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông.
3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông. Biết phản đối những việc làm vi phạm an toàn giao thông.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo. Tranh ảnh...
Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hiện nay?
b. Nêu các loại tín hiệu giao thông mà em biết?
3. Giới thiệu bài mới.
GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1 Tìm hiểu các quy tắc về đi đường. ?. Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì? GV Cho HS thảo luận xử lí tình huống sau: Tan học Hưng lái xe đạp thả 2 tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang ghánh của bác bán rau đi giữa lòng đường. Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau? ?. Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào? Gv: Cho hs quan sát tranh và nêu các vi phạm trong bức tranh (gv chuẩn bị ở bảng phụ). HS: Làm một số bài tập ở sách BT tình huống. ?.Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào? ?.Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào? ?.Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì? Hoạt động 2 Tìm hiểu trách nhiệm của HS. Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường? Hoạt động 3 Luyện tập. Gv: HD học sinh làm các bài tập ở SGK. |
2. Một số quy định về đi đường: a. Các loại tín hiệu giao thông: b. Quy định về đi đường: - Người đi bộ: + Đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường. + Đi đứng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông. Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vấc đồ cồng kềnh đi ngang trên đường. - Người đi xe đạp: + Cấm lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh. + Không được dang hàng ngang quá 2 xe. + Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác. + Không mang vác, chở vật cồng kềnh. + Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi. + Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe đạp người lớn. ( Đường kính bánh xe quá 0,65 m). - Người đi xe máy, xe mô tô: - Quy định về an toàn đường sắt: 3. Trách nhiệm của HS: - Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và cá quy điọnh về an toàn giao thông. - Đi về bên phải theo chiều đi của mình. - Tuân thủ nguyên tắc về nhường đường, tránh và vượt nhau. |
5. Củng cố - Dặn dò:
Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài.
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Xem trước nội dung bài 15. Sưu tầm những tấm gương học tốt.
***********************************