Giáo án GDCD 6 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (Tiếp theo) mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (Tiếp theo) mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: ……………………..

Tiết 26 - Bài 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP

I- Mục tiêu bài dạy:

1- Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân, tầm quan trọng của học tập.

2- Kĩ năng:

- Tự giác mong muốn thực hiện tốt quyền học tập, yêu thích học tập, phấn đấu đạt kết quả cao.

3- Thái độ:

- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nhĩa vụ học tập, thực hiện đúng quy địch học tập.

II- Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1- Giáo viên:

- SGK+SGV; Hiến pháp 1992 ( Điều 52).

- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ( Điều 10).

- Luật giáo dục ( Điều 9).

- Luật phổ cập giáo dục tiểu học ( Điều 1).

- Những số liệu, sự kiện về quyền và ngghĩa vụ học tập.

- Những hình ảnh, tấm gương học tập tiêu biểu.

2- Học sinh:

- SGK+ vở ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức.

Sĩ số: ………………………….

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi HS lên bảng trả lời bài tập tiết trướcGV cho về nhà làm-> GV bổ xung ghi điểm.

3. Bài mới:

Để hiểu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùngtìm hiểu tiếp phần còn lại của bài “Quyền và nghĩa vụ học tập”.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học (tiếp theo)

*/ Tình huống:

ở lớp 6 A có An và Hoa tranh luận với nhau về quyền học tập.

- An nói: Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được và không học cũng được không ai có thể bắt buộc mình phải học.

- Còn Hoa nói: Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, quê ơi là quê, chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.

Em có suy nghĩ gì về ý kiến của An và Hoa?

Trả lời:

-> Suy nghĩ của bạn An không đúng, mỗi công dân không những đều có quyền học tập mà cònphải có nghĩa vụ học tập. Vì học tậpđem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

-> Suy nghĩ của Hoa sai, vì trẻ em ai cũng có quyền và nghĩa vụ học tập, không phân biệt giàu nghèo, tàn tật.

Hãy cho biết ý kiến của em vềviệc học tập như thế nào?

Em hãy cho biết nhờ đâu mà trẻ em có điều kiện được đi học?

- ở địa phương chúng ta trẻ em khuyết tật có được đi học không? Có được chính quyền địa phươngquan tâm không? Nêu những việc làm cụ thể mà em biết?

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.

HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK.

HS làm bài tập -> HS nhận xét -> GV bổ xung.

Treo bảng phụ – HS làm bài tập.

2- Nội dung bài học (tiếp theo)

-> Học tập là điều cần thiết cho tất cả mọi người, có học tập mới có kiến thức, mới hiểu biết, được phát triển toàn diện, mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

->Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật có đủ điều kiện để tham gia học tập.

c- nhà nước thực hiện công bằng giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn phí cho HS tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn.

- > Đảng, chính quyền, nhà trường và ND rất quan tâm tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được đi học. Hàng năm đều tặng thưởng cho những HS nghèo, khuyết tật vượt khó.

3- Bài tập:

Bài a/40:

   Học ở Trung xâm giáo dục thường xuyên.

   Học ở Trung tâm giáo dưỡng.

   Học tại chức, liên thông.

   Học ở các lớp học tình thương.

   Học qua mạng (online), học ở trung tâm giáo dục.

Bài b/40:

   Các em học sinh tự liên hệ tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập ở trường, lớp hay qua báo đài mà em được biết.

   VD: Bác Hồ, Trương Quế Chi, Đỗ Nhật Nam...

Bài c/40:

   - Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

   - Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới các hình thức sau:

      + Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trung tâm giáo dục đặc biệt, các lớp học tình thương, các nhà trẻ tự nguyện.

      + Trẻ em lang thàng, cơ nhỡ có thể:

   Học ở trung tâm vừa học vừa làm.

   Tự học qua sách báo, bạn bè...

   Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, các anh chị tình nguyện dạy.

Bài d/40:

   Nếu là Nam em sẽ chấp nhận việc nghỉ làm ở nhà để lao động giúp bố và các em. Vì trong tình huống này, việc chăm sóc bố và các em là nghĩa vụ cao cả nhất. Sau đó, sẽ sắp xếp và xin đi học ở các lớp tình thương.

Bài đ/41:

   Việc làm đầu tiên và thứ hai là sai. Vì ngoài việc học ra, em còn phải có nghĩa vụ lao động, phụ giúp bố mẹ. Em phải vui chơi, giải trí, thể dục để cân bằng, hài hòa trong cuộc sống.

   Việc làm thứ ba là đúng. Bởi vì học tập rất quan trọng nhưng các công việc khác như tự học ở nhà cũng quan trọng (để củng cố bài học), ngoài ra chúng ta cũng cần có trách nhiệm với gia đình của mình.

Bài e/41:

   - Không biết thì phải hỏi, muốn giỏi thì phải học.

   - Tiên học lễ, hậu học văn.

   - Học, học nữa, học mãi.

   - Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng.

4. Củng cố:

? Đảng và Nhà nước quan tâm đến việc học tập của công dân như thế nào?

- GV khái quát lại nội dung chính của bài học cần cho HS nắm.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học thuộc nội dung bài học 3 ( SGK – tr 49).

- Làm bài tập: c, e trang 50 – 51.

- Ôn lại nội dung các bài từ bài 12 đến bài 15, làm lại các dạng bài tập.

- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T2)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. Trách nhiệm của nhà nước đối với việc học của công dân.

2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập có phương pháp học tập tốt để đạt kết quả cao trong học tập.

3. Thái độ: HS yêu thích việc học, tự giác và sáng tạo trong quá trình học tập.

B. Phương pháp:

- Kích thích tư duy

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm....

C. Chuẩn bị của GV và HS.

-SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục. một số gương vượt khó trong học tập.

- Xem trước nội dung bài học.

D. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Tại sao nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?

2. Hãy kể một số hình thức học tập và các bậc học hiện nay ở nước ta?.

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước về giáo dục.

Gv: cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung bài tập SGK.

Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung.

Gv: chốt lại.

? Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?

Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?

Hoạt động 2:

Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Gv: Chia lớp thành 2 nhóm.

- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.

- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình.

?Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?

Hoạt động 3:

Luyện tập.

Gv: HD học sinh làm các bài còn lại ở trong SGK.

Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.

Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập.

3. trách nhiệm của nhà nước:

- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:

+ Mở mang hệ thống trường lớp.

+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.

+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

4. Trách nhiệm của học sinh:

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.

5. Củng cố - Dặn dò:

Nhà nước và công dân cần có những trách nhiệm gì trong học tập.

- Học bài,

- Ôn lại nội dung các bài đã học trong học kì II.(từ bài 12 đến bài 15).

- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

***********************************