Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Kiểm tra học kì II mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ……………………
Ngày dạy: ……………………..
Tiết 33 : KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học
1.Giáo viên: đề thi, giáo án.
2. Học sinh: giấy nháp, bút, thước.
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số: …………………..
2. Kiểm tra bài cũ:
Không.
3. Bài mới.
A.Ma trận đề kiểm tra:
Nội dung kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Cộng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
Thấp |
Cao |
||
Nội dung 1: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em |
Nhận biết được quyền trẻ em |
Hiểu được nhóm quyền phát triển của trẻ em |
|||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
Số câu: 1 Số điểm: 0.25đ Tỉ lệ: 2,5% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 2 điểm: 2.25đ Tỉ lệ: 22,5% |
||||
Nội dung 2: Công dân nước CHXHCN Việt Nam |
Hiểu được về công dân của một nước |
Biết được công dân của một nước |
Biết được quốctịch, CD nước CHXHCN Việt Nam |
||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
Số câu: 1 Số điểm: 0.25đ Tỉ lệ: 2.5% |
Số câu: 0,5 Số điểm: 1đ Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 0,5 Số điểm: 1đ Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 2 Số điểm: 2.25đ Tỉ lệ: 22.5% |
|||
Nội dung 3: Thực hiện trật tự ATGT |
Hiểu về luật GT đối với người đi bộ và đi xe đạp |
Biết về một số quy định của luật GT |
|||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
Số câu: 1 Số điểm: 0.25đ Tỉ lệ: 2,5% |
Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% |
Số câu: 2 điểm: 2.25đ Tỉ lệ: 27.5% |
||||
Nội dung 5: Quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín |
Nhận biết được về quyền được đảm bảo... |
Biết về các quyền của công dân trong thư tín, điện thoại, điện tín |
|||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ Tỉ lệ: 2,5% |
Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% |
Số câu: 2 Số điểm: 2,75đđ Tỉ lệ: 27,5% |
||||
Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ%: |
2 câu=0,5đ |
2 câu = 4,5đ |
2 câu = 0,5đ |
1Câu =2,5đ |
1 Câu= 1 đ |
1 câu = 1đ |
9 10đ 100% |
Tổng số điểm các mức độ nhận thức |
5đ |
3đ |
2đ |
10đ |
B. ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):
1. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em?
a. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn
b. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
c. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức
d. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
2. Trong những trường hợp sau thì trường hợp nào là công dân Việt Nam
a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài
b. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài
c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi
d. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam
3. Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định ?
a. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4
b. Người đi bộ đi trên vỉa hè
c. Người đi bộ đi giữa lòng đường
d. Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ
4. Theo em những việc làmsau đây là sai ?
a. Mẹ cho phép em xem điện thoại
b. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay
c. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem
d. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (2đ) Trẻ em gồm mấy nhóm quyền ? Đó là những nhóm quyền nào ? Hãy nêu nhóm quyền phát triển ?
Câu 2: (2đ) Công dân là gì ? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào ?
Câu 3: (2,5đ) Hãy nêu những quy định dành cho người đi bộ và người đi xe đạp
Câu 4: (2,5đ) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?
C. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
CÂU |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: (1đ) |
1. a,d |
0.25 đ |
2. b,c |
0.25 đ |
|
3. b,d |
0.25 đ |
|
4. a, |
0.25 đ |
|
B.TỰ LUẬN: Câu 1: (2đ) |
-Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. - Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật... |
|
Câu 2: (2đ) |
- Công dân là người dân của một ngước(0,5đ) - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước (0,5đ) - Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam(1đ) |
|
Câu 3: (2,5đ) |
- Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. - Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàngngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. |
|
Câu 4: (2,5đ) |
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại. |
4. Củng cố:
Giáo viên nhận xét giờ kiểm tra.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị giờ sau thực hành ngoại khóa.
Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Kiểm tra học kì II – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy :
TIẾT 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức và khắc sâu hơn nữa những kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
- HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài một cách có hiệu quả cao nhất, đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
- Phê phán các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong học tập và trong cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tự nhận thức.- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng giải quyết tình huống.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Luyện tập, thực hành, Kiểm tra học kì II .
- Học sinh làm bài kiểm tra bằng hình thức tự luận.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: - Coi kiểm tra.
2. Học sinh: - Xem ôn tập lại nội dung các bài đã học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2.. Kiểm tra bài cũ: Nhắc nhở quy chế kiểm tra, thi cử.
3..Bài mới : Kiểm tra chất lượng học kì II.
- Hoạt động 1: - Giáo viên phát đề đến tay học sinh.
- Đọc dò lại đề kiểm tra.
- Hoạt động 2:- Học sinh làm bài kiểm tra.
- Giáo viên coi kiểm tra.
- Hoạt động 3:- Giáo viên thu bài về nhà chấm, nhận xét đánh giá.
- Hoạt động 4:- Giáo viên đánh giá nhận xét giờ kểm tra.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- HS xem trước bài học : Các nội dung đã học tiết sau ngoại khoá, thực hành.
VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Thời gian : 45 phút
Nội dung chủ đề |
Các cấp độ tư duy |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng điểm |
|
A. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em |
Câu hỏi 1 T.L (2 điểm) |
2 |
||
B. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. |
Câu hỏi 2 T.L (2 điểm ) |
2 |
||
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. |
Câu hỏi 3 T.L (3 điểm) |
3 |
||
D. Quyền và nghĩa vụ học tập. |
Câu hỏi 4 T.L ( 3 điểm) |
3 |
||
E. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. |
||||
Tổng số câu hỏi |
2 |
2 |
1 |
4 |
Tổng điểm |
2 |
5 |
3 |
10 |
Tỷ lệ |
20 % |
50 % |
30 % |
100 % |
A. Đề kiểm tra :
Đề 1.
Câu 1. ( 3 điểm ).Vai trò của việc học tập đối với mỗi người?
Câu 2. Em hãy nêu như thế nào là Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?
Câu 3. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc thực hiện quyền này? ( 2 điểm ).
Câu 4. ( 3 điểm ).Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải. Theo em, Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể .... không? Trong trường hợp đó Hải có thể có nhưng cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất?
B. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
Đề 1.
Câu 1. ( 2 điểm )Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
- Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ nhũng phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
Câu 2. ( 2 điểm ).
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm đến thân thể người khác.Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 3. ( 2 điểm ).
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghiã là:Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại , điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
Tôn trọng thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Lên án phê phán những biểu hiện vi phạm quyền bí mật thư tín.
Ngăn chặn những hành vi vi phạm bí mật thư tín , điện thoại, điện tín.
Câu 4. ( 3 điểm ) Theo em Tuấn vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
- Hải cần phải tránh cuộc ẩu đả, thông báo cho người lớn biết để ngăn ngừa, tìm kiếm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm.
A. Đề kiểm tra :
Đề 2.
Câu 1. ( 3 điểm ). Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
Câu 2. Ý nghĩa của Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? Trách nhiệm của công dân ?( 2 điểm ).
Câu 3. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở cuả công dân? Theo em cần phải làm gì để thực hiện quyền này? ( 2 điểm ).
Câu 4. ( 3 điểm ).Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:
- Nhặt được thư của người khác ?
- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác?
- Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em?
B. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
Đề 2.
Câu 1. ( 3 điểm ) Pháp luật quy định :Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Quyền học tập: Học từ mầm non, tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học; học tập bằng nhiều hình thức, khả năng, điều kiện, học không hạn chế, học suốt đời.
- Nghĩa vụ học tập của công dân: Trẻ từ 6 đến 14 tuổi phải học và học xong bậc học tiểu học.
Gia đình nhà nước, xã hội phải tạo mọi điều kiện để con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Nhà nước mở các trường khuyết tật, tình thương để giúp những người có số phận không may mắn được thực hiện quyền học tập của mình, để có thể hoà nhập cộng đồng.
Câu 2. ( 2 điểm ).
- Những quy định của pháp luật cho ta thấy nhà nước ta thực sự coi trọng con người . Là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân.
- Trong đời sống , chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ quyền của mình ; phê phán , tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.
Câu 3. ( 2 điểm ).
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
- Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác , đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
Câu 4. ( 3 điểm ) - Trả lại bưu điện nơi gần nhất hoặc Công an, UBND xã.
- Khuyên bạn không nên làm như vậy. Vì việc làm đó là vi phạm pháp luật.
- Nói cho bố mẹ và anh chị biết làm như vậy là vi phạm pháp luật, cần rút kinh nghiệm.
Câu 1. ( 2 điểm ). Em hãy nêu một số quyền của trẻ em được nêu trong bốn nhóm quyền?
Câu 4Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?
Đề 2.
Câu 1. ( 2 điểm ) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có 4 nhóm quyền.
- Nhóm quyền sống còn.
- Nhóm quyền bảo vệ.
- Nhóm quyền phát triển.
- Nhóm quyền tham gia.
Câu 1. (2 điểm )
- Một số quyền trong 4 nhóm quyền: Quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ, quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bóc lột và xâm hại, quyền được học tập, vui chơi giải trí, quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng...
* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (Điều 73 Hiến pháp 1992)
* Là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp ( Điều 73 Hiến pháp 1992 ).
* Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân.Quyền đó gắn với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân
*******************************