Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 4: Lễ độ mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ……………………
Ngày dạy: …………………….
Tiết 5 - Bài 4 : LỄ ĐỘ
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.
- ý nghĩa và sự cầnt của việc rèn luyện tính lễ độ.
2. Thái độ
Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.
3. Kĩ năng
- Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ
- Rèn luyện thói quen giao tiếp có lễ độ với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh mình.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1.Giáo viên: Những mẩu truyện về tấm gương lễ độ. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lễ độ.
2.Học sinh: SGK, nháp, vở ghi.
III .Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
Sĩ số: ………………….
2. Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập a, b trong sgk.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung cần đạt |
||||||||||
Hoạt động 1: Khai thác nội dung của truyện đọc trong sgk. GV: đọc một lần truyện đọc “Em thuỷ” trong sgk, gọi HS đọc lại GV: - Lưu ý các câu hội thoại giữa Thuỷ và người khách. - Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà. HS: - - GV: - Em nhận xét cách cư xử của Thuỷ - Những hành vi, việc làm của Thuỷ thể hịên đức tính gì? Hoạt động 2: Phân tích khái niệm lễ độ GV: Đưa ra 3 tình huống và yêu cầu học sinh nhận xét về cách cư xử, đức tính của các nhân vật trong các tình huống. GV: Cho biết thế nào là lễ độ GV: Chuyển ý sang mục (b) bằng cách đưa ra 3 chủ đề để học sinh thảo luận. Nhóm 1: Chủ đề lựa chon mức độ biểu hiện sự lễ độ phù hợp với các đối tượng:
- - Hoạt động 4: Luyện tập. |
1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc. - Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách khách. - Biết tôn trọng bà và khách. - Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp. - Thuỷ thể hiện là một học sinh ngoan, lễ độ. 2. Thế nào là lễ độ, những biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ. a. Thế nào là lễ độ Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. b. Biểu hiện của lễ độ -Lễ độ thể hiện ở sự tôn trọng, hoà nhã, quý mến người khác. -Là thể hiện người có văn hoá, đạo đức. c. ý nghĩa - Quan hệ với mọi người tốt đẹp. - Xã hội tiến bộ văn minh. 3. Rèn luyện đức tính lễ độ: - Thường xuyên rèn luyện. - Học hỏi các quy tắc, cách cư xử có văn hoá. - Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân. - Tránh những hành vi thái độ vô lễ. 4. Luyện tập: Bài a/11: Hành vi, thái độ có lễ độ: 1, 3, 5 , 6 Hành vi, thái độ thiếu lễ độ: 2, 4, 7, 8 Bài b/11: Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì: Khi bạn Thanh vào cổng, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ và tự ý vào cơ quan. Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là không lễ lễ phép, nói cộc lốc khi người lớn hỏi với thái độ ngông nghênh, không tôn trọng bác bảo vệ. Nếu em là Thanh, khi vào cổng cơ quan em sẽ: xuống dắt xe, khoanh tay cúi đầu chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình và xin phép và được sự đồng ý của bác bảo vệ mới lên gặp mẹ. Bài c/11: Lễ” ở đây là chỉ đạo đức. Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, bước vào trường học thì phải học lễ trước như biết chào hỏi bác bảo vệ, thầy cô, yêu thương bạn bè rồi sau đó mới học văn hóa. |
4. Cũng cố.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là lễ độ, biểu hiện của lễ độ, ý nghĩa và cách rèn luyện trở thành người có đức tính lễ độ.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 5.
Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 4: Lễ độ – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
TIẾT 5:
BÀI 4: LỄ ĐỘ
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
1. Thế nào là tiết kiệm? Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?
2. Tìm những hành vi trái với tiết kiệm, và hậu quả của nó?.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)
Gv hỏi một số học sinh: Trước khi đi học, khi đi học về, khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì?
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1 Tìm hiểu truyện đọc SGK (10 phút) GV. Gọi Hs đọc truyện SGK. Gv: Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà? (Gv: lưu ý các câu hội thoại giữa Thủy và khách , cử chỉ lễ phép, thái độ vui vẻ... - Quan sát ảnh (SGK) nhận xét bức ảnh...? GV. Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ? HĐ2: Phân tích nội dung bài học (12 phút) Gv: Thế nào là lễ độ? *Thảo luận nhóm. GV chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận theo nd sau: N1: Lễ độ biểu hiện qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, thái độ ntn? N2: Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ, ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng... N3: Tìm hành vi trái với lễ độ? HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại. Gv: Có người cho rằng đ/v kẻ xấu không cần phải lễ độ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?. Gv: hãy nêu các biểu hiện của lễ độ : đối với ông bà cha mẹ,anh chị em, cô, dì , chú bác, người già cả lớn tuổi Gv: trái với lễ độ là gì? Gv: yêu cầu 1 Hs kể lại câu chuyện; " lời nói có phép lạ" ( sbt) Gv: Vì sao phải sống có lễ độ? Gv: chúng ta rèn luyện như thế nào để trở thành người lễ độ? HĐ3: HDHS làm bài tập ( 10 phút) GV. Cho hs chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/13. Gv: Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ Gv: HD học sinh làm bài tập c, a sgk/13. Gv: Yêu cầu HS kể những tấm gương thể hiện tốt đức tính này. |
I. Tìm hiểu truyện - Thủy nhanh nhẹn, khéo léo lịch sự khi tiếp khách : biết chào, mời, thưa, gửi... - biết tôn trọng bà và khách - Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp => Thủy là học sinh ngoan, lễ độ II. Nội dung bài học 1. Lễ độ là gì? Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác, thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình đối với người khác * Biểu hiện: - Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. - Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi... * Trái với lễ độ là: Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa.. 2. Ý nghĩa: - Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn. - Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ. 3. Cách rèn luyện: - Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá. - Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp. - Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ. III. Bài tập : * Ca dao, tục ngữ: - Đi hỏi, về chào; - Gọi dạ bảo vâng - Lời chào cao hơn mâm cỗ - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau |
4. Củng cố: (2 phút).
- Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài.
+ Bài tập; đánh dấu x vào ý kiến đúng:
- Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn
- lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt
- Không lễ độ với kẻ xấu
- Sống có văn hóa là phải lễ độ
5. Hướng dẫn học bài
- Học bài
- Làm các bài tập còn lại
- Xem trước bài 5: “ Tôn trọng kỉ luật”
***************************