Giáo án GDCD 6 Bài Ôn tập học kì I mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Ôn tập học kì I mới nhất– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: ……………………..

Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra cuối học kì đạt kết quả tốt

2. Thái độ :

Có hành vi , ứng xử chuẩn mực, đúng với nội dung các chuẩn mực đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng phân tich, tổng hợp theo hệ thống các nội dung đạo đức đã học, có khả năng liên hệ thực tế cao . Đồng thời có kĩ năng ững xử trong cuộc sống…

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Giáo viên:

- SGK, SBT GDCD 6

- Bảng biểu thống kê các câu hỏi ôn tập, nội dung trả lời, hệ thống các bài tập…

2. Học sinh:

- sgk, nháp, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: .............................

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu một số qui định về TTATGT đối với người đi bộ .

- Nêu một số qui định đối với người điều khiển xe đạp và người điều khiển xe cơ giới? .

3.bài mới

Chúng ta đã được học qua 11 bài học của chương trình học kì I. Đó là những chuẩn mực đạo đức một số quy định của pháp luật cần thiết không chỉ cho HS mà còn là sự cần thiết của mỗi con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm hiểu về các ứng xửđối với một số vấn đề về xã hội …Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học để hệ thống hoá lại những kiến thức, rèn luyện kĩ năng ứng xử, đồng thời để trau dồi lại kiến thức đẻ phục vụ cho kiểm tra HKI được tốt hơn.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:

GV chia lớp thành 11 nhóm nhỏ,mỗi nhóm cho thảo luận một câu hỏi ôn tập đồng thời với một bài tập.

Hệ thống câu hỏi ôn tập

Câu 1:

Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

Câu 2:Siêng năng, kiên trì là như thế nào? Nêu cách rèn luyện?

Câu 3

Thế nào là tiết kiệm ? Nêu ví dụ và cách rèn luyện?

Câu 4:

Lễ độ là như thế nào? Vì sao lại phải lễ độ?

Câu 5:

Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?

Câu 6:

Thế nào làlòng biết ơn ? Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho dân tộc?

Câu 7:

Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên ? Nêu ví dụ ?

Câu 8:

Sống chan hoà với mọi người có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính sống chan hoà?

Câu 9:

Thế nào là lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa ?

Câu 10:

Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì ? Vì sao HScần phải tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?

Câu 11:

Mục đích học tập của HS là gì? Tại sao HS cần có mục đích học tập?

Hoạt động 2:

Bài tập – Rèn luyện kĩ năng thực hành

Bài 1:

Hãy nêu một vài tấm gương vềtự chăm sóc và rèn luyện thân thể ở khu kí túc xá HS? Em học tập được những gì qua tấm gương đó?

Bài 2:

Hãy nêu tínhsiêng năng kiên trì của em trong học tập, lao động và rèn luyện trong cuộc sống?

Bài 3:

Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm học sinh cần phải làm gì ?

Bài 4:

Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?

Bài 5:

Tôn trọng kỉ luật sẽ giúp chúng ta như thế nào trong học tập? Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa? Vì sao?

Bài 6:

Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?

Bài 7:

Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?

Bài 8:

Sống chan hoà với mọi người giúp ta những gì? Em đã sống chan hoà với mọi người như thế nào? Cho VD?

Bài 9:

Hãy nêu một việc làm của bản thân thể hiện tính cách lịch sự và tế nhị?

Bài 10:

Hãy nêu một tấm gương tích cực tự giác trong học tập và lao động ở trường mà em biết? Em học hỏi được gì ở tấm gương đó?

Bài 11:

Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường? Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?

1.Nội dung ôn tập

- Nội dung bài học 1

- Nội dung bài học 2

- Nội dung bài học 3

- Nội dung bài học 4

- Nội dung bài học 5

- Nội dung bài học 6

- Nội dung bài học 7

- Nội dung bài học 8

- Nội dung bài học 9

- Nội dung bài học 10

- Nội dung bài học 11

2. Bài tập:

- HS tự nêu và liên hệ.

- HS nêu

- HS thảo luận và liên hệ.

- HS viết cảm tưởng- GV nhận xét.

- HS sử dụng kiến thức đã học kết hợp với thực tế để liên hệ

- HS sưu tầm vànêu

- HS kể và liên hệ.

- HS tự trình bày.

- HS nêu

- HS nêu và tự liên hệ.

- HS nêu và tự liên hệ.

1.Củng cố:

-Giáo viên nhận xét giờ ôn tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

Dăn HS về chuẩn bị kiểm tra HKI.

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Ôn tập học kì I – Mẫu giáo án số 2

Tuần:. Ngày soạn:

PPCT:. Ngày dạy:

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại tri thức đã học bằng cách hệ thống hóa kiến thức qua các baì đạo đức đã học về: biểu hiện, ý nghĩa, phương pháp rèn luyện.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng khái quát và hệ htống hóa kiến thức

3. Thái độ: Có niềm tin và tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướn tới những giá trị xã hội tốt đẹp

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên - SGK và SGV GDCD 6.

2.Học sinh: - Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập, soạn trước nội dung bài ôn tập đã hướng dẫn ở tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: GV: Kiểm tra vở bài tập và vở soạn bài ôn tập của vài HS, nhận xét, đánh giá cho điểm

3.Bài mới

a. Giới thiệu bài:

Các em đã được học qua các bài học về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập 11 bài đã học qua.

b. Các hoạt động chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập các nội dung đã học

- Gv sử dụng phương pháp vấn – đáp. Lần lượt đặt các câu hỏi nhỏ cho hs cả lớp cùng phát biểu ôn tập lại các khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện các chuẩn mực đạo đức đã học từ đầu HKI à nay

*Ví dụ: Thế nào là tự chăm socù, rèn luyện thân thể ?...

- Kết hợp trong khi hs phát biểu, GV yêu cầu hs liên hệ bản thân, nêu mối liên hệ của các chuẩn mực đạo đức đó với nhau.

- GV gợi ý, hướng dẫn hs hệ thống hoá kiến thức một cách ngắn gọn theo bảng sau:

- Hs cả lớp nhớ lại và phát biểu cá nhân, trình bày lại các nội dung về từng chuẩn mực theo sự chuẩn bị trước ở nhà

- Hs liên hệ, nêu mối liên hệ của các chuẩn mực đạo đức đó

- Hs hhẹ thống thành bảng ngắn gọn và ghi vào vở

I. Nội dung các phẩm chất đạo đức đã học

Đức tính

Biểu hiện

Ý nghĩa

PP rèn luyện

Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

- Giữ VS cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày tập TDTT

- Phòng - chữa bệnh.

Sức khỏe là vốn quí của con người , giúp chúng ta HT, LĐ có hiệu quả, sống lạc quan.

- Giữ VS cá nhân

- Thường xuyên tập TDTT

- Phòng - chữa bệnh

Siêng năng, kiên trì

- SN: Cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.

- KT: Quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khó.

Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

Phải tự giác kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các HĐ khác.

Tiết kiệm

Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong chi tiêu.

Thể hiện sự tự giác trong kết quả lao động của bản thân mình và người khác.

Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.

Lễ độ

Nụ cười, lời chào, ánh mắt thân thiện, biết cám ơn, xin lỗi.

- Là phẩm giá của con người.

- Biểu hiện của người có văn hóa, coa đạo đức.

- Học các phép tắc cư xử của người lớn.

- Luôn tự kiểm tra hành vi của mình.

Tôn trọng kỷ luật

Tự giác chấp hành những qui định chung của tập thể.

Giúp xã hội có nề nếp, kỷ cương, bảo đảm lợi ích của bản thân.

Chấp hành tốt nội qui của nhà trường, nơi cộng cộng.

Biết ơn

Sự nhận biết, ghi nhớ những điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình.

Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.

Chăm học, chăm làm để khỏi phụ lòng cha mẹ, thầy cô.

Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên

Biết bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên

Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người .

Tôn trọng, yêu quí thiên nhiên.

Sống chan hòa với mọi người.

Vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung.

Được mọi người yêu quí và giúp đỡ

Kỹ năng ứng xử cởi mở. Hợp lý với mọi người.

Lịch sự, tế nhị

Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp, hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

Thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh, tự trọng bản thân mình.

- Nói năng nhẹ nhàng.

- Biết cám ơn, xin lỗi.

- Biết nhường nhịn.

Tích cực, tự giác trong các HĐ tập thể và trong HĐ xã hội

Là tự nguyện tham gia các hoạt đôïng của tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, vì mọi người

Mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kỷ năng cần thiết của bản thân

Tích cực, tự giác tham gia vào các HĐ của lớp, trường

Mục đích học tập của học sinh

Xác định đúng Mục đích học tập của học sinh là học tập vì bản thân, vì tương lai cuộc sống để gốp phần xây dựng đất nước quê hương.

Học sinh là chủ nhân, là tương lai của đất nước

- Nhiệm vụ của HS là: Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn ôn tập theo đề cương

II. Đề cương ôn tập học kì I

- Gv yêu cầu hs đọc đề cương ôn tập ( Đã phát trước cho Hs )

- GV nêu lần lượt câu hỏi, yêu cầu hs trình bày theo bài soạn sẵn ở nhà

- Cho hs cả lớp cùng nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, chốt những nội dung chính xác. Cho hs sửa chữa vào đề cương của mình

-Hs đọc

-Hs trình bày theo sự chuẩn bị bài soạn

-Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung

-Hs nghe, ghi nhận, sửa chữa hoàn thiện đề cương

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ I - GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 6

NĂM HỌC 2009 -2010

I.LÝ THUYẾT

1. Thế nào là tự chăm sĩc rèn luyện thân thể? . Hãy nêu một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sĩc sức khỏe ?

2. Siêng năng là gì ? Kiên trì là gì ? Tìm câu tục ngữ nĩi lên tính siêng năng, kiên trì ?

3. Thế nào là tiết kiệm ? Tìm những câu thành ngữ nĩi lên tính tiết kiệm ? Tiết kiệm cĩ ý nghĩa như thế nào ? Nêu một biểu hiện thể hiện sự tiết kiệm ?

4. Thế nào là lễ độ ? Biểu hiện của lễ độ ?

5. Thế nào là tơn trọng kỷ luật ? Tơn trọng kỷ luật cĩ ý nghĩa như thế nào ? Để trở thành người HS cĩ đạo đức tốt em phải làm gì ?

6. Biết ơn là gì ? Tìm câu tục ngữ nĩi lên lịng biết ơn ?

- Chúng ta cần phải biết ơn những ai ? Vì sao ?

Nêu một số việc làm của em bày tỏ lịng biết ơn đối với thầy cơ giáo ?

7. Thiên nhiên bao gồm những gì ? Vì sao con người cần bảo vệ thiên nhiên, sống hịa hợp với thiên nhiên ? Hãy nêu những việc làm bảo vệ mơi trường ?

8. Nêu những biểu hiện biết sống chan hịa ? Sống chan hịa cĩ ý nghĩa như thế nào ?

9. Lịch sự là gì ? Tế nhị là gì ? . Đối với người mắc khuyết điểm ta nên thể hiện lịch sự, tế nhị khơng ? Hãy nêu 2 biểu hiện thể hiện lịch sự, tế nhị

10. Tích cực là gì ? Tự giác là gì ? Hãy nêu một số việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động xã hội ?

11. Mục đích học tập của người học sinh là gì ? Để học tập giỏi cần học tập và rèn luyện như thế nào ?

II.BÀI TẬP VẬN DỤNG- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

1. Hãy cho biết tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khỏe ? Em cĩ thái độ như thế nào đối với rượu, bia, thuốc lá ? Nếu các em bị dụ dỗ hít hê-rơ-in, em xử sự như thế nào ? Vì sao ?

2. Hà muốn học giỏi mơn Tốn nên ngày nào cũng làm bài tập. Việc làm của Hà nĩi lên đức tính gì ? Nêu ý nghĩa của đức tính đĩ ?

3. Tiết kiệm : tiền, thời gian, sức lực. Theo em là HS em chọn tiết kiệm nào là quan trọng và phù hợp ? Nêu cách thực hiện ?

4. Đối với người khơng quen biết ta khơng cần phải thể hiện lịch sự tế nhị. Em cĩ tán thành ý kiến đĩ khơng ? Vì sao ?

5. Trên đường đi học về Lan và Hạnh thấy một số người đang đốt, phá rừng làm nương rẫy. Lan bảo Hạnh đến báo cho chính quyền địa phương biết, để kịp thời ngăn chặn. Hạnh bảo việc nầy khơng liên quan đến mình. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?

6. Khách nước ngồi đến địa phương em tham quan, một số em nhỏ chạy theo bao quanh và chọc ghẹo. Em nhận xét gì về hành vi của các em nhỏ ? Theo em, phải ứng xử như thế nào để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ?

7. Cho tình huống : “Nhân dịp 20/11, nhà trường phát động cuộc thi làm báo tường. Bạn Phương lớp 6A khích lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào. Bạn phân công cho những bạn có tài trong lớp: Người viết lời ngỏ, người làm thơ, người sưu tầm truyện, vè,người vẽ, người trang trí các bạn còn lại thì chăm lo nước uống trong các buổi làm báo tường. Cả lớp đều sôi nổi nhiệt tình tham gia, chỉ duy nhất bạn Khanh là không nhập cuộc mặc dầu rất nhiều người động viên, khi được hỏi lí do thì Khanh nói là không thích tham gia vì đã có các bạn rồi, mình không làm cũng không sao”.

a. Em hãy nhận xét về tình huống trên ? ( Về bạn Phương, các bạn trong lớp, về bạn Khanh)

b.Hiện nay, ở lớp, trường ta có rất nhiều bạn học sinh không tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Em hãy kể một số biểu hiện ?

4. Củng cố:

- Nhấn mạnh những nộ dung chính đã ôn tập

- Hướng dẫn HS cách trình bày bài làm của mình khi làm bài kiểm tra học kì I

- Nhận xét tinh thần, thái độ của Hs trong tiết ôn tập

5. Dặn dò:

- Học kĩ những nội dung đã ôn tập

- Soạn bài và học bài theo đề cương

- Xem lại các bài tập đã làm trong SGK

=> Chuẩn bị để tuần sau thi HKI

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

**********************************