Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Ôn tập học kì II mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ……………………
Ngày dạy: ……………………..
Tiết 32: ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, câu chuyện về một số kiến thức đã học.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Luật hình sự 1999
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số: …………………..
2. Kiểm tra bài cũ:
Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại....của công dân là gì?được pháp luật quy định như thế nào? Khi nào thì được bóc thư của người khác?.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: Ôn lại nội dung các bài đã học: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực. Cách tiến hành Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực pháp luật đã học * GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:Thứ tự,Tên bài,Nội dung của quyền hoặc nghĩa vụ,Ý nghĩa, Trách nhiệm của công dân, học sinh. 1. Công ước LHQ về quyền trẻ em. Công ước LHQ về quyền trẻ em được chia thành mấy nhóm? ? Nêu nội dung của các nhóm quyền đó? ? Trẻ em có bổn phận như thế nào? ?Ở địa phương em có những biểu hiện nào tốt và chưa tốttrong việc thực hiện quyền trẻ em? 2. Công dân nước CHXHCN Việt Nam. Công dân là gì? ? Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì? GV. Giải thích: Quốc tịch là dấu hiệu pháp lý, xác định mối quan hệ giữa một người dân cụ thể với một nhà nước, thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất định của một người dân. ?Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, có được coi là CD Việt Nam không? Vì sao?. ? Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, có được coi là CD Việt Nam không? -Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, không được coi là CD Việt Nam - Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâi dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo PL VN thì được coi là CD Việt Nam ?Em có phải là CD Việt Nam không? ?Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những ai? GV: Cho HS làm BT b) 3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là gì?. Gv: Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào? Gv: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?. Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu và ý nghĩa của các loại đèn đó?. Gv: Hãy kể tên một số loại biển báo mà em biết và nêu ý nghĩa của nó?. 4. Quyền và nghĩa vụ học tập. -Vì sao chúng ta phải học tập? Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Theo em những ai có quyền học tập ? Gv: Công dân phải có những quyền vànghĩa vụ gì trong học tập?. Gv: Hãy kể các hình thức học tập mà em biết? -Học ở trường, ở lớp. - Học ở lớp học tình thương. -Học phổ cập. - Vừa học vừa làm. -Học từ xa. -Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn? 5. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng..... GV: Về thân thể của công dân, pháp luật nước ta quy định gì? Hs: Trả lời GV: Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, pháp luật nước ta quy định gì? Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? Gv: Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quyền có ý nghiã như thế nào? ?Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm 6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Nội dung cụ thể của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được qui định như thế nào? Gv: Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác?. Những ai có quyền khám chỗ ở?. Gv: Khi khám nhà phải tuân thủ các thể thức sau: + Có lệnh khám nhà( ViệnTrưởng phó ViệnTrưởng VKSND, VKSQS; Chánh án, phó chánh àn TAND; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc TAQS cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; trưởng CA, phó CA cấp huyện, Trưởng ,phó cơ quan điều tra cấp tỉnh..) + Người thi hành lệnh phải đi cùng đại diện UBND, và người láng giềng làm chứng. + Lập biên bản. Gv: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 7. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại điện tín. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại....của Cd là gì?được pháp luật quy định như thế nào? Tình huống:Cường là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Cường lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Cường. Biết chuyện Cường chặn đường bạn lớp trưởnglấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi. Theo em, Cường đã mắc những sai phạm gì ? Nếu học cùng lớp với Cường, em sẽ làm gì để giúp Cường khắc phục những sai phạm đó? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập. Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu). Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác. |
I. Nội dung các chuẩn mực pháp luật đã học: 1. Công ước LHQ về quyền trẻ em. * Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. * Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. * nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.. * Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình... Bổn phận của trẻ em: - Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. - Thực hiện tốt bổn phận của mình. - Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. 2.Căn cứ để xác định công dân của một nước Công dân là người dân của một nước. -Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó. - Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam. - Mọi người dân ở nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN. - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN. BTb) Hoa là công dân VN vì Hoa sinh ra và lớn lên ở VN. Gia đình Hoa thường trú tại VN đã lâu 3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông. Nguyên nhân: - Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Chưa tự giác chấp hành luật lệ giao thông. - Dân số tăng nhanh.Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. - Các phương tiện tham gia giao thông còn thô sơ. - Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế. - Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ. Một số quy định về đi đường: -Người đi bộ: - Người đi xe đạp: Các loại tín hiệu giao thông: a/ Đèn tín hiệu giao thông: + Đèn đỏCấm đi + Đèn vàngĐi chậm lại + Đèn xanhĐược đi b/ Biển báo hiệu đường bộ: Gồm 5 nhóm biển báo : -Biển báo cấm,Biển báo nguy hiểm, Biển hiệu lệnh, Biển chỉ dẫn, Biển phụ - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Vạch kẻ đường. - Hàng rào chắn, tường bảo vệ... 4. Quyền và nghĩa vụ học tập. Ý nghĩa của việc học tập. - Đối với bản thân:Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm,hạnh phúc -Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng dân giàu nước mạnh. Những quy định của pháp luật về học tập: -quyền -Nghĩa vụ 5. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng..... Trách nhiệm của công dân học sinh: - Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác. - Biết tự bảo vệ quyền của mình. -Không ai được đánh người. - Không ai được làm nhục, vu khống làm thiệt hại đến danh dự và uy tính của người khác. 6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Trách nhiệm của CD và học sinh: - Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác. - Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. - Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến chỗ ở của người khác trái với quy định của pháp luật. 7. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại điện tín. *Cường đã mắc những sai phạm sau - Nhác học, thường xuyên đi học muộn ,trốn học và hay gây sự với bạn. - chặn đường bạn lớp trưởnglấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi. Như vậy Cường đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình. *Nếu học cùng lớp với Cườngem sẽ : Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Cường trong học tập để bạn học tiến bộ hơn. II. Thực hành các nội dung đã học |
4. Vận dụng:
Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
+ Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương.
- Học bài.
Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài Ôn tập học kì II mới nhất – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ:
HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
B. Chuẩn bị:
G/v: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo. Luật giáo dục. Tranh ảnh...
H/v: Xem trước các nội dung bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại....của công dân là gì?
Được pháp luật quy định như thế nào?
Khi nào thì được bóc thư của người khác?
3. Bài mới :
GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung bài học |
Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực pháp luật đã học 1. Công ước LHQ về quyền trẻ em. Công ước LHQ về quyền trẻ em được chia thành mấy nhóm? Nêu nội dung của các nhóm quyền đó? Trẻ em có bổn phận như thế nào? Ở địa phương em có những biểu hiện nào tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em 2. Công dân nước CHXHCN Việt Nam. Công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì? GV. Giải thích: Quốc tịch là dấu hiệu pháp lý, xác định mối quan hệ giữa một người dân cụ thể với một nhà nước, thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất định của một người dân. Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, có được coi là CD Việt Nam không? Vì sao? Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, có được coi là CD Việt Nam không? - Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, không được coi là CD Việt Nam. - Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâi dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo PL VN thì được coi là CD Việt Nam. Em có phải là CD Việt Nam không? Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những ai? GV: Cho HS làm BT b) 3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là gì?. Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào? Gv: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?. Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu và ý nghĩa của các loại đèn đó?. Hãy kể tên một số loại biển báo mà em biết và nêu ý nghĩa của nó?. 4. Quyền và nghĩa vụ học tập. Vì sao chúng ta phải học tập? Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Theo em những ai có quyền học tập ? Công dân phải có những quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Hãy kể các hình thức học tập mà em biết? - Học ở trường, ở lớp. - Học ở lớp học tình thương. - Học phổ cập. - Vừa học vừa làm. - Học từ xa. - Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn? 5. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng..... Về thân thể của công dân, pháp luật nước ta quy định gì? Hs: Trả lời Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, pháp luật nước ta quy định gì? Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quyền có ý nghiã như thế nào? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm? 6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Nội dung cụ thể của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được qui định như thế nào? Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác? Những ai có quyền khám chỗ ở? Gv: Khi khám nhà phải tuân thủ các thể thức sau: + Có lệnh khám nhà( ViệnTrưởng phó ViệnTrưởng VKSND, VKSQS; Chánh án, phó chánh àn TAND; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc TAQS cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; trưởng CA, phó CA cấp huyện, Trưởng ,phó cơ quan điều tra cấp tỉnh..) + Người thi hành lệnh phải đi cùng đại diện UBND, và người láng giềng làm chứng. + Lập biên bản. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 7. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại điện tín. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại....của Cd là gì?được pháp luật quy định như thế nào? Tình huống: Cường là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Cường lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Cường. Biết chuyện Cường chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi. Theo em, Cường đã mắc những sai phạm gì ? Nếu học cùng lớp với Cường, em sẽ làm gì để giúp Cường khắc phục những sai phạm đó? Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập, liên hệ, nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh. Cách tiến hành .Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk, (có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu). Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác |
I. Nội dung các chuẩn mực PL đã học: 1. Công ước LHQ về quyền trẻ em. * Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. * Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. * Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.. * Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình... - Bổn phận của trẻ em: - Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. - Thực hiện tốt bổn phận của mình. - Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. 2. Căn cứ để xác định công dân của một nước. - Công dân là người dân của một nước. - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó. - Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam. - Mọi người dân ở nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN. - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN. BTb. Hoa là công dân VN vì Hoa sinh ra và lớn lên ở VN. Gia đình Hoa thường trú tại VN đã lâu 3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông. * Nguyên nhân: - Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Chưa tự giác chấp hành luật lệ giao thông. - Dân số tăng nhanh. Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. - Các phương tiện tham gia giao thông còn thô sơ. - Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế. - Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ. Một số quy định về đi đường: - Người đi bộ: - Người đi xe đạp: Các loại tín hiệu giao thông: a. Đèn tín hiệu giao thông: + Đèn đỏ Cấm đi + Đèn vàng Đi chậm lại + Đèn xanh Được đi b. Biển báo hiệu đường bộ: Gồm 5 nhóm biển báo : - Biển báo cấm,Biển báo nguy hiểm, Biển hiệu lệnh, Biển chỉ dẫn, Biển phụ. - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Vạch kẻ đường. - Hàng rào chắn, tường bảo vệ... 4. Quyền và nghĩa vụ học tập. Ý nghĩa của việc học tập. - Đối với bản thân:Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm,hạnh phúc - Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng dân giàu nước mạnh. Những quy định của pháp luật về học tập: - Quyền. - Nghĩa vụ. 5. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Trách nhiệm của công dân học sinh: - Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác. - Biết tự bảo vệ quyền của mình. - Không ai được đánh người. - Không ai được làm nhục, vu khống làm thiệt hại đến danh dự và uy tính của người khác. 6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Trách nhiệm của CD và học sinh: - Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác. - Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. - Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến chỗ ở của người khác trái với quy định của pháp luật. * Cường đã mắc những sai phạm sau: - Nhác học, thường xuyên đi học muộn ,trốn học và hay gây sự với bạn. - chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi. Như vậy Cường đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình. *Nếu học cùng lớp với Cường em sẽ : Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Cường trong học tập để bạn học tiến bộ hơn. 7. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. II. Thực hành các nội dung đã học: |
4. Củng cố:
Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài.
5. HDVN:
+ Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương.
- Học bài.
- Ôn tập nội dung bài học tiết sau Kiểm tra học kỳ II
**********************************