Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 6: Biết ơn mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ……………………
Ngày dạy: ……………………..
Tiết 7 - Bài 6 : BIẾT ƠN
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiẹn của lòng biết ơn.
- ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Thái độ
Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn. Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người.
3. Kĩ năng
- Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và mội người..
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1.Giáo viên: Tranh bài 6 trong bộ tranh GDCD 6 (2 tranh) tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lòng biết ơn.
2.Học sinh: sgk, nháp, vở ghi.
III.Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức.
Sĩ số: ………………….
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Dành thời gian để kiểm tra bài tập của học sinh từ bài 1 đến bài 5 (5 em).
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc. GV: Cho HS đọc SGK và khai thác các tình tiết trong truyện (yêu cầu cả lớp cùng làm việc) GV: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào? HS: Rèn viết tay phải, thầy khuyên “Nét chữ là nết người”. GV: Việc làm của chị Hồng? HS: - Ân hận vì làm trái lời thầy. - Quyết tâm rèn viết tay phải. GV: ý nghĩ của chị Hồng? HS: - Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy. - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy. GV: Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hơn 10 năm? ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì? HS: Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy. Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung bài học: Phân tích nội dung phẩm chất biết ơn. GV: Tổ chức lớp thảo luận nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 nội dung GV đã chuẩn bị trong phiêud học tập. HS: - Thảo luận theo nội dung phiếu học tập dưới sự hướng dẫ của GV. - Cử đại diện của nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV: chốt lại những ý chính: GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện trái với lòng biết ơn và học sinh phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào. Hoạt động 3: Luyện tập. |
1. Tìm hiểu bài (truyện đọc). - Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng. - chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta. 2. Thế nào là sự biết ơn, ý nghĩa của sự biết ơn. a.Lòng biết ơn là thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do có công lao của người khác, và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó. b.ý nghĩa của lòng biết ơn : -Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta. -Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người. -Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người. c. Rèn luyện lòng biết ơn - Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ. - Tôn trọng người già, người có công; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ... diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 3. Bài tập: Bài a/15: Việc làm thể hiện sự biết ơn: 1, 3, 4. Bài b/15: - Tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa. - Em cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn, giữ gìn sức khỏe cho bố mẹ vui lòng. - Tết Thanh minh em ra mộ ông bà thắp hương. - Viết thư động viên các chú chiến sĩ ngoài đảo xa. Bài c/15: - Làm báo tường, tập văn nghệ hát tặng thầy cô. - Dành nhiều điểm 9, điểm 10 tặng thầy cô. - Cùng đi thăm và đến nhà gặp thầy cô. - Ngoan ngoãn, vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo. |
4. Cũng cố:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 7
Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 6: Biết ơn mới nhất – Mẫu giáo án số 2
Bài 6
BIẾT ƠN
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện lòng biết ơn và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã giúp đỡ mình....
3. Thái độ: HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa...
B. Phương pháp:
- Xử lí tình huống đạo đức
- Thảo luận nhóm
C. Tư liệu, phương tiện:
- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh…
- Bài hát, ca dao, tục ngữ, danh ngôn theo chủ đề bài học.
D. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra 15 phút:
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì
2. Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật?
a. Đi xe vượt đèn đỏ.
b. Đi học đúng giờ.
c. Nói chuyện riêng trong giờ học.
d. Đi xe đạp dàn hàng ba.
e. Mang đúng đồng phục khi đến trường.
g. Viết đơn xin phép nghĩ học khi bị ốm.
3. Bài mới.
Các em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm sau: Ngày 10-3 (al); ngày 8-3; ngày 27-7; ngày 20-10; ngày 20-11...
Những ngày trên nhắc nhở chúng ta nhớ đến: Vua Hùng có công dựng nước; Nhớ công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc; nhớ công lao thầy cô và công lao của bà, của mẹ.
Đúng vậy, truyền thống của dân tộc ta là sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một. trong các mối quan hệ, sự biết ơn là một trong những nét đẹp của truyền thống ấy.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động dạy và học |
Kiến thức cơ bản cần đạt |
Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung truyện đọc. HS đọc truyện sgk. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo những câu hỏi gợi ý sau: 1.Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì? 2. Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy? 3. Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?. Hoạt động 2 Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. Vậy, theo em biết ơn là gì? Thảo luận nhóm. Phát phiếu học tập cho 4 nhóm 1. Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?. 2. Trái với biết ơn là gì? Cho ví dụ. 3. Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đối với những người vô ơn, bội nghĩa?. 4.Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn? (ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....) 5. Biết ơn có ý nghĩa ntn? Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại (gv chuẩn bị ở bảng phụ). Hoạt động 3 Liên hệ thực tế, hướng dẫn HS về cách rèn luyện lòng biết ơn. Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, ở SGK/18. và bt 1 sbt/17 GV: Theo em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn? Hoạt động 4 A. Trong những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về lòng biết ơn? 1. Ăn cháo đá bát 2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 3. Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguờn chảy ra. 4. Uống nước nhớ nguồn 5. Mẹ già ở tấm lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con 6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người 7 Qua cầu rút ván. B. Hãy hát một bài hát thể hiện lòng biết ơn? (nếu còn thời gian gv đọc truyện "Có 1 HS như thế" (sbt/19) cho cả lớp nghe) |
I. Đặt vấn đề Nhóm 1 - Rèn viết tay phải. - Thầy khuyên "Nét chữ là nết người". Nhóm 2 - Ân hận vì làm trái lời thầy. - Quyết tâm rèn viết tay phải. - Luôn nhớ lời dạy của thầy. - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy. Nhóm 3, 4: - Thầy giá Phan đã dạy chị Hồng cách 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng. - Chị đã thể hiện lòng biết ơn – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta. II. Nội dung bài học: 1.Thế nào là biết ơn? Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. - Ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ… - Vô ơn, bội nghĩa… - Mọi người sẽ coi thường, xa lánh…. - HS tự kể 2. Ý nghĩa của sự biết ơn: - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. - Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. 3. Cách rèn luyện: - Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. - Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ.... - Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. III. Bài tập: - Câu 2, 3, 4, 5, |
5. Cũng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.(gv chiếu lên máy)
- Học bài, làm bài tập b, c SGK/19.
- Xem trước bài 7. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên
********************************