Giáo án GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ……………………

Ngày dạy: …………………….

Tiết 2 - Bài 2 : SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ.

I.Mục tiêu bài học

1. kiến thức

- Học sinh nắm được thế nào là siêng năng,kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

2. Thái độ

Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

3. Kĩ năng

- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

- Phác thảo dược kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Giáo viên:

Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất.

2.Học sinh: sgk, nháp, vở ghi….

III. Tiến trình dạy học

1.ổn định tổ chức:

Sĩ số: ………………….

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?

- Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT?

3. Bài mới.

Giới thiệu bài. (Có thể sử dụng tranh hoặc một câu chuyện có nội dung thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì).

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ.

GV: Gọi 1 đến 2 đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe và dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu truyện (trước khi giáo viên đặt câu hỏi)

GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?

HS: Trả lời theo phần gạch chân trong SGK.

GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.

Câu 2: Bác đã tự học như thế nào?

HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm)

Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học;...

GV: Nhận xét... cho điểm

Câu 3: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?

HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.

GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...

Câu 4: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?

HS: Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.

GV: Nhận xét và cho học sinh ghi

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì.

GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình.

HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...

GV: Hỏi trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?

HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp.

GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tónh siêng năng, kiên trì.

HS: Làm bài tập ttrắc nghiệm sau: (đánh dấu x vàoý kiến mà em đồng ý):(5/)

Người siêng năng:

- Là người yêu lao động.

- Miệt mài trong công việc.

- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.

- làm việc thường xuyên, đều đặn.

- Làm tốt công việc không cần khen thưởng.

- Làm theo ý thích, gian khổ không làm.

- Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.

- Học bài quá nửa đêm.

GV: Sau khi học sinh trả lời, gv phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu.

HS: Lắng nghe và phát biểu thế nào là siêng năng, kiên trì.(3/)

GV: Nhận xét và kết luận:

1. Tìm hiểu bài (truyện đọc)

“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.

- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.

2.Nội dung bài học.

a. Thế nào là siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ

4. Cũng cố:

GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại phần nội dung bài học.

1.Hướng dẫn học ở nhà:

Học sinh về nhà làm bài tập a, b trong sách giáo khoa.

Giáo án môn GDCD lớp 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì– Mẫu giáo án số 2

TIẾT 2

BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ

Ngày soạn:

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.

2. Kỹ năng: Học sinh biết rèn luyện đức tính SNKT cả trong học tập và lao động.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra.

B. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Kích thích tư duy.

- Giải quyết vấn đề.

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV GDCD 6...

2. HS chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học.

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định: ( 2 phút )

- Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).

II. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút):

1. Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?.

2. Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?.

III. Bài mới.(tiêt1)

1. Đặt vấn đề:(2 phút) Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.

2. Triển khai bài:

* Hoạt động của thầy và trò

* Nội dung kiến thức

* HĐ1:(15 phút) Tìm hiểu truyện đọc SGK và hình thành khái niệm..

GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.

Gv: Bác hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài?.

GV. Vì sao Bác nói được nhiều thứ tiếng như vậy?.

GV: Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?.

GV. Bác đã khắc phục những khó khăn đó ntn?.

Gv: cách học của Bác thể hiện đức tính gì?.

Gv: Thế nào là siêng năng?

Gv: Yêu cầu mỗi HS tìm 2 ví dụ thể hiện SN trong học tập và trong lao động?.

Gv: Trái với SN là gì? Cho ví dụ?

Gv: Giới thiệu quan niệm SN của Bác Hồ.

Gv: Thế nào là kiên trì?

Gv: Trái với KT là gì? Cho ví dụ?

Gv: Nêu mqh giữa SN và KT?

* HĐ2: ( 10 phút) Thảo luận nhóm.

GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau:

1. Kể tên những danh nhân mà nhờ có tính SNKT đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp.

2. Kể một vài việc làm chứng tỏ sự SN,KT.

3. Kể những tấm gương SNKT trong học tập.

4. Khi nào thì cần phải SNKT?.

HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.

HĐ3: ( 7 phút) Luyện tập.

GV. HD học sinh làm bt a, SGK/7.

* BT tình huống:

Chuẩn bị cho giờ Kt văn ngày mai, Tuấn đang ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi đanhd điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì?

( Cho hs chơi sắm vai )

1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

* Trái với SN là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

* Trái với KT là: nãn lòng, chống chán...

IV. Cũng cố: (2 phút).

- Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài.

V. Dặn dò: ( 2 phút).

- Học bài

- Làm các bài tập b,c,d SGK/7

- Xem nd còn lại của bài.

-HS thực hiện tốt ATGT

******************************