Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Bài 6:BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lý
- Biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
2/ Kỹ năng:Có kỹ năng quan sát
3/ Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị:
1/ GV:- Tranh phóng to H3, 4, 5 SGK/ 14
- Tìm hình chụp một khu đồi trọc, sói mòn trơ trọi sỏi đá
2/ HS:- Đọc trước bài 6
-Sưu tầm các tranh ảnh rừng đồi trọc
III. Hoạt động dạy học:
1/Ổn địnhlớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Thành phần cơ giới của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất là gì?
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Nhu cầu của con người là đất luôn luôn có độ phì nhiêu, nghĩa là có đủ chất dinh dưỡng, nước, không khí đồng thời không có chất độc hại cho cây trồng nhưng thực tế lại luôn mâu thuẫn ngược lại, do thiên nhiên và canh tác mà đất luôn bị rửa trôi, xói mòn
Mặt khác nhiều đất còn bị tích tụ những chất độc hại. Làm thế nào có năng suất cao, mà độ phì nhiêu của đất ngày càng phát triển. Bài hôm nay sẽ giải quyết vấn đề này.
b/ Phát triển bài:
TG |
HOẠT ĐỘNG |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: xác định những lý do phải sử dụng đất hợp lý. -GV cho HS điền vào vở bài tập theo mẫu SGK/14 - GV theo dõi nhận xét - Đất phải như thế nào mới có thể cho cây trồng có năng suất cao - Loại đất nào sau đây đã và sẽ giảm độ phì nhiêu nếu không sử dụng tốt - Vì sao lại cho rằng đất đó đã giảm độ phì nhiêu - Vì sao phải sử dụng đất hợp lý - GV tổng kết và ghi kết luận |
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý Phải sử dụng đất hợp lý, để duy trìđộ phì nhiêu luôn cho năng suất cây trồng |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất: - GV cho HS nghiên cứu SGK - GV treo tranh H3, H4, H5/14 SGK - HS quan sát và trả lời H/ mục đích của các biện pháp đó là gì? H/ Biện pháp đó dùng cho các loại đất nào? - GV cho HS trả lời câu hỏi vào vở bài tập phần II/15 - GV gọi 1, 2 em đọc bài làm của mình - GV kết luận |
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất - Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất: * canh tác * Thuỷ lợi * bón phân |
4/Củng cố
- Gọi 1,2 học sinh đọc lại phần ghi nhớ
- Trả lời câu 1: Đúng hay sai
a. Đất đồi dốc cần bón vôi
b. Đất bạc màu cần bón nhiều phân hữu cơ kết hợp bón vôi và cày sâu dần
c. Đất đồi núi cần trồng cây nông nghiệp để chống xói mòn.
d. Cần dùng các biện pháp canh tác, thuỷ lợi và bón phân để cái tạo đất
5/ Dặn dò:
- Xem trước bài thực hành : bài 4, bài 5
- Chuẩn bị các dụng cụ để chuẩn bị thực hành yêu cầu sgk
6/ Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................ …........................................................................................................................