Tuần 1Ngày soạn:
Tiết 1Ngày dạy:
PHẦN I: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
Bài 1, 2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của trồng trọt, nhiệm vụ của trồng trọt, đất trồng là gì?
- Vai trò của đất trồng đối với cây trồng, Đất trồng gồm những thành phần nào?
2/ Kỹ năng:
- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
- Phân biệt được thành phần của đất.
3/ Thái độ:
- Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV:Tranh ảnh vai trò của trồng trọt hình1/5.Tranh vẽ hình2/7SGK, Bảng câm thành phần của đất trồng.
2/ HS:-Đọc trước bài 1 và bài 2, Thiết kế thí nghiệm .
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra)
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài:Ở lớp 6 các em dã được học 1 phân môn của bộ môn công nghệ.Trong phân môn đó các em đã được biết về may,thêu,đan đặc biệt là chế biến thực phẩm và thu chi trong gia đình.Trong năm học này các em được tiếp tục làm quen vớiphân môn mới của bộ môn công nghệ đó là nông-lâm-ngư nghiệp,bao gồm 4 phần:trồng trọt,chăn nuôi,lâm nghiệp và thủy sản.Đầu tiên chúng ta nghiên cứu phần trồng trọt.Phần này gồøm 2 chương,hôm nay chúng ta bước vào chương đầu tiên của phần trồng trọt là:đại cương về kĩ thuật trồng trọt. Bài đầu tiên giúp ta biết được vai trò,nhiệm vụ của trồng trọt.
b/ Phát triển bài
TG |
HOẠT ĐỘNG |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trồng trọt: - GV treo tranh H1. Hình vẽ có 4 mũi tên chỉ 4 vai trò của trồng trọt - GV giới thiệu H1 SGK/5 Hs: quan sát hình vẽ và trả lời H/ Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? H/ Vai trò thứ 2 của trồng trọt là gì? H/ Vai trò thứ 3 của trồng trọt ? H/ Vai trò thứ 4 của trồng trọt? H/ Em hãy kể 1 số cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở điạ phương em? Gv: Nhận xét |
I.Vai trò của trồng trọt - Trồng trọt cung cấp: * Thực phẩm, lương thực cho con người * Thức ăn cho chăn nuôi * Nguyên liệu cho công nghiệp * Nông sản để xuất khẩu |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt GV: phân nhóm HS: thảo luận nhóm H/ Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai sắn là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào? H/ Trồng cây rau, dâu, vừng lạc là nhiệm vụ của lĩnh vực nào? Gv: Nhận xét |
II. Nhiệm vụ của trồng trọt: - Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống cho nhân dân và phát triển công nghiệp -Đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu |
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt - GV cho HS làm phần III vào vở bài tập - GV quan sát - HS: làm bài tập và trả lời H/ mục đích của khai hoang lấn biển? H/ Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng? H/ Mục đích của áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến? GV: Nhận xét |
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt: khai hoang lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến |
|
Hoạtđộng4:Tìm hiểu khái niệm về đất trồng GV: Cho HS đọc mục 1 phần I SGK. H/ Đất trồng là gì? H/ Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không Tại sao? GV: nhấn mạnh: chỉ có lớp bề mặt tơi xốp của Trái đất trên đó thực vật có thể sinh sống được mới gọi là đất trồng. GV: Cho hs quan sát hình 2 SGK H/ Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng? H/ Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào? H/ Trồng cây trong môi trường đất và nước có gì giống nhau và khác nhau? HS: Mỗi cá nhân tự trả lời. |
IV/ khái niệm về đất trồng 1.Đất trồng là gì? - Khái niệm (SGK) 2. Vai trò của đất trồng. - Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng. HS: môi trường nước. |
|
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu thành phần của đất trồng: - GV giới thiệu cho HS sơ đồ 1/ 7 SGK H/ Đất trồng gồm những thành phần nào? H/ Phần khí gồm những khí nào? H/ Phần rắn gồm có những chất gì? H/ Phần lỏng có những chất gì? HS: trả lời, nhận xét. |
V/ Thành phần của đất trồng: - Gồm 3 thành phần: * Phần khí * Phần rắn * Phần lỏng |
4/ Củng cố:
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi trong SGK
5/ Dặn dò:
Học thuộc bài, trả loài câu hỏi SGK.
6/ Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................