Giáo án Công nghệ 7 Bài 40. Sản xuất thức ăn vật nuôi mới nhất

Ngày soạn://

Ngày dạy:.... .............. Lớp:

TIẾT 40:SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI

I. Mục tiêu:

1 Kiến thức:

- Nêu được căn cứ để phân loại thức ăn vật nuôi

- Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu prôtêin, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích nhận biết kiến thức

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3.Thái độ: Có ý thức trong việc sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, hình vẽ 68.

HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p

* Mục tiêu:

- Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu prôtêin, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát các hình ảnh sau:

Ảnh đính kèm 

 Ảnh đính kèm

? Hãy cho biết các hình ảnh trên cho ta biết điều gì?

- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả

- Đánh giá nhận xét

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Trong bài trước chúng ta đã nghiên cứu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nhưng muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ thì việc quan trọng là phải biết các phương pháp sản xuất ra các loại thức ăn. Sản xuất ra nhiều thức ăn với chất lượng tốt là yêu cầu cấp bách để pt chăn nuôi, đó cũng là trọng tâm kiến thức bài học hôm nay: “Sản xuất thức ăn vật nuôi”.

Hoạt động2: hình thành kiến thức:33p

Hoạt động2.1: Tìm hiểu cách phân loại thức ăn:

* Mục tiêu:

- Xác định được ý nghĩa của việc phân loại thức ăn vật nuôi theo nguồn gốc và theo thành phần dinh dưỡng (phân chia theo nguồn gốc giúp thuận lợi cho việc bảo quản và chế biến) cho việc sản xuất thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin I SGK

HS: Đọc thông tin

? Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn người ta phân loại thức ăn ra sao?

HS: Nêu 3 loại thức ăn..

GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập trang 107 SGK.

HS: Hoàn thành phiếu học tập: 1, 2, 3 thức ăn giàu prôtêin; 4 thức ăn giàu gluxit; 5 thức ăn thô xơ

* Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, phân loại thức ăn thành 3 loại:

- Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% là thức ăn giàu protêin.

- Thức ăn có hàm lượng gluxít > 50% là thức ăn giàu gluxít.

- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thức ăn thô.

Hoạt động2. 2: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin.:

* Mục tiêu:

- Biết được một số phương pháp sx các loại thức ăn giàu protein

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

? Hãy kể tên các thức ăn giàu prôtêin mà em biết?

HS: Thịt các động vật, cua, tôm, cá, giun, cây họ đậu.

? Tại sao cây họ đậu lại giàu prôtêin?
HS: Rễ cây họ đầu mang vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.

? Bằng kiến thức đã biết quan sát hình 68, em hãy cho biết làm thế nào để có nhiều thức ăn prôtêin?

HS: Chế biến cá, nuôi giun, trồng xen tăng vụ cây họ đậu.

? Tại sao thịt trâu, lợn, bò giàu prôtêin mà người ta không chế biến làm thức ăn cho vật nuôi?

HS: Giá thành cao, không đạt hiệu quả chăn nuôi.

GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập trang 108.

HS: Lựa chọn phương án 1, 3, 4.

? Tại sao ngô, khoai, sắn không sản xuất thức ăn giàu prôtêin?

HS: Vì hàm lượng prôtêin thấp <14%

- Chế biến các sản phẩm động vật làm thức ăn vật nuôi

- Nuôi giun đất, cá, tôm, trai, ốc hến và khai thác thuỷ sản

- Trồng xen tăng vụ cây họ đậu.

Hoạt động2. 3: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxít và thức ăn thô xanh:

- Trình bày được phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô, xanh; lấy được ví dụ cụ thể để minh họa.

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Yêu cầu HS kể tên các thức ăn vật nuôi giàu gluxit, thức ăn thô xanh?

HS: Thức ăn giàu gluxit: Lúa, ngô, khoai sắn. Thức ăn thô xanh: Rau, cỏ, lạc, dây khoai lang,…

? Làm thế nào để có nhiều loại thức ăn trên?

HS: Tăng cường các biện pháp canh tác.

GV: Phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm lựa chọn các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit, thức ăn thô xanh.

HS: Thảo luận nhóm.

GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo.

HS: Trả lời được.

Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin: 1, 2, 6.

Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: 3.

Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh: 5.

GV: Nhận xét chung, giới thiệu mô hình VAC và RVAC.

* Mô hình VAC

- Vườn: trồng cây rau, cây lương thực …để chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Ao: nuôi cá làm thức ăn cho vật nuôi, nước tưới cho cây ở vườn.

- Chuồng: nuôi trâu, bò, lợn, gà… cung cấp phân chuồng (ủ hoai mục) cho cây trong vườn và cá dưới ao.

Vòng tuần hoàn vật chất khép kín, tận dụng triệt để, hợp lí.

- Đối với thức ăn giàu gluxit: Luân canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

- Đối với thức ăn thô xanh: Tận dụng diện tích đất vườn trồng cỏ rau xanh tận dụng các sản phẩm thừa của trồng trọt như rơm, rạ, thân ngô, dây khoai lang,…

1. Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn.

2. Trồng xen tăng vụ để có nhiều cây họ đậu.

3. Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

4. Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi.

5. Tận dụng đất vườn trồng cỏ, rau xanh, tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt

6. Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.

Hoạt động3: luyện tập:5p

* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Phương thức:

GV: Đưa ra câu hỏi:

1) Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.

2) Hãy kể tên môt số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit ở địa phương.

HS: Đứng tại chỗ trả lời

* Gợi ý sản phẩm:

1) - Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% là thức ăn giàu protêin.

- Thức ăn có hàm lượng gluxít > 50% là thức ăn giàu gluxít.

- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thức ăn thô

2) Mỗi HS đưa ra các phương án khác nhau

Hoạt động 4:Vận dụng và mở rộng:2p

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập

- Phát triển năng lực tự học.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy tìm hiểu mô hình RVAC

HS: Tự làm ở nhà

* Gợi ý sản phẩm: HS tự đưa ra câu trả lời

IV. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Ngày ... Tháng ....Năm

Ký Duyệt