Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
BÀI 21:LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất trồng trọt.
2/ Kỹ năng: Hiểu và phân biệt được luân canh, xen canh .
3/ Thái độ: Giúp HS biết cách sử dụng đất một cách hợp lý.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: H 3.3 SGK. Tranh độc canh cây lúa
2/ HS: Đọc trước bài 21
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: H/ Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và phương pháp nào?
3/ Giảng bài mới:
a/ Vào bài: Một trong những nhiệm vụ trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm, một trong những cách tăng số lượng và chất lượng sản phẩm là luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là làm thế nào? Bài học hôm nay ta giải quyết vấn đề này.
b/ Phát triển bài:
TG |
HOẠT ĐỘNG |
NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ: - GV cho HS đọc mục 1 SGK - HS nghiên cứu thông tin, trả lời. H/ Trên một diện tích đất vụ này trồng lúa, vụ sau trồng ngô loại hình canh tác này gọi là gì? H/ Vậy luân canh là gì? - GV nêu khái niệm về luân canh - GV giới thiệu các loại hình luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau, giữa cây trồng cạn với cây trồng nước - GV phát phiếu học tập cho HS Nội dung phiếu * Ngô đông xuân (tháng 1-5) * Khoai lang (8-11) * Đậu tương (6-11) * Lạc (4-7) * Lúa mùa sớm (6-10) - Để xây dựng các công thức luân canh hợp lý, cần chú ý đến các yếu tố mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít và khả năng chống sâu bệnh của mỗi loại cây trồng. - GV chuyển ý với tác dụng luân canh. Như vậy thì xen canh có gì giống nhau? - GV treo tranh * 1 tranh trồng ngô * 1 tranh trồng ngô với đậu - GV hỏi quan sát tranh em hãy cho biết hình thức nào là xen canh, hình thức nào là độc canh H/ Vậy xen canh là gì? - GV cho HS nêu ví dụ - GV nhấn mạnh 3 yếu tố: mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, độ sâu của rễ và tính chịu đựng bóng râm để đảm bảo cho việc xen canh có hiệu quả H/ Để tăng năng suất cây trồng ta phải làm gì? - Địa phương em trồng mấy vụ trong năm trên một mảnh ruộng H/ Tăng vụ là gì? - GV giảng thêm: do hiện nay lai tạo giống có nhiều giống ngắn ngày tăng vụ - GV chuyển ý vì sao phải luân canh, xen canh, tăng vụ trong trồng trọt… Những hình thức này có tác dụng gì chúng ta vào phần II |
I/ Luân canh, xen canh, tăng vụ: 1/ Luân canh: - Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích Ví dụ: Lúa xuân (1-5) Lúa mùa sớm (6-10) Ngô đông (9-12) 2/ Xen canh: - Trên cùng 1 diện tích trồng 2 loại hoa màu cùng 1 lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng ánh sáng Ví dụ: Ngô xen với đậu tương 3/ Tăng vụ: - Tăng thêm số vụ gieo trồng năng trên cùng diện tích, nhằm tăng thu hoạch |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ - GV cho HS làm bài tập SGK/ 51 - Luân canh làm cho đất trồng ………. và ………. - Xen canh, sử dụng hợp lý ………. và ………. - Tăng vụ góp phần tăng thêm ………. Gọi hs lên trả lời, hs khác nhận xét ý kiến . GV: kết luận. |
II/ Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ: - Luân canh, xen canh, tăng vụ gieo trồng trong năm trên cùng 1 diện tích sẽ góp phần tăng thêm tổng sản phẩm thu hoạch |
4/ Củng cố:
- GV phát phiếu học tập hoặc ghi bảng phụ
- Em hãy điền ý kiến của mình về độc canh vào bảng sau
Tính chất |
Sâu bệnh |
Năng suất |
- Đánh giá giờ học |
5/Dặn dò:
·Chuẩn bị cho bài sau
·Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị cho tiết ôn tập sau
6/ Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................