Giáo án Công nghệ 7 Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi mới nhất

Ngày soạn://

Ngày dạy:.... .............. Lớp:

TIẾT 39:CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

- Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các loại thức ăn và phương pháp chế biến từng loại thức ăn.

3. Thái độ: Tham gia tích cực trong việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ở gia đình và địa phương.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,

năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

GV: Bảng phụ, tranh vẽ mô tả các phương pháp chế biến thức ăn.

HS: Liên hệ phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gia đình

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p

* Mục tiêu:

- Biết được mục đích, phương pháp chế biến, dự trữ một số loại thức ăn vật nuôi.

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát các hình ảnh sau:

Ảnh đính kèm

? Hãy cho biết các hình ảnh đó cho ta biết điều gì?

- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả

- Đánh giá nhận xét

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Thức ăn vật nuôi rất quan trọng ? Tại sao phải chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi?

? Có những ph­ương pháp nào chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi? Để trả lời đ­ược các câu hỏi đó chúng ta đi vào nghiên cứu bài học hôm nay

Hoạt động2: hình thành kiến thức:33p

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:

* Mục tiêu:

- Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Ở lớp 6 ta đã biết mục đích việc chế biến thực phẩm cho ng­ười, ở vật nuôi cũng phải qua chế biến thì vật nuôi mới ăn đư­ợc.

? Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa ... nhằm mục đích gì? ( Giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh...).

? Khi cho gà vịt ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì? (Phù hợp với mỏ gà vịt).

? Khi bổ sung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải rang chín đậu, xay nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì? ( Có mùi thơm, phá hủy chất độc có trong đậu tương).

? Vậy chế biến thức ăn vật nuôi nhằm mục đích gì?

? Hãy liên hệ thực tế gia đình em đã chế biến thức ăn cho vật nuôi như­ thế nào?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, KL.

? Mỗi năm thu hoạch rau, lương thực ... thường có mùa vụ, mùa hè thường thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu. Để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải làm gì?

? Vào mùa gặt người nông dân thường đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì? (dự trữ cho trâu bò ăn dần).

? Để có thóc, ngô, khoai, sắn... cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì? ( khoai lang thái nhỏ phơi khô cất vào chum vại; sắn thái nhỏ phơi khô cất vào chum vại; ngô, thóc phơi khô cất vào chum vại).

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, KL.

? Dự trữ thức ăn cho vật nuôi để làm gì?

? Gia đình em đã dự trữ thức ăn cho vật nuôi ch­ưa? cho ví dụ?

HS: Thảo luận, trả lời

GV: Nhận xét, KL.

1. Chế biến thức ăn.

- Làm tăng mùi vị tăng tính ngon miệng của vật nuôi

- Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng

- Khử bỏ chất độc hại

2. Dự trữ thức ăn.

- Giữ thức ăn lâu hỏng

- Đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi

Hoạt động2. 2: Tìm hiểu phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:

* Mục tiêu:

- Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được vd thực tế để minh họa.

- Nêu được ví dụ thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gia đình hay địa phương.

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

HS: Đọc thông tin

GV: Treo hình 66 trang 105 SGK.

HS: Nghiên cứu hình.

? Nêu các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

HS: Trình bày các phương pháp: Cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lý nhiệt, ủ men, hỗn hợp, đường hoá tinh bột, kiềm hoá rơm rạ.

GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trang 105.

HS: Hoàn thành bài tập.

Phương pháp vi sinh: 4

Phương pháp hoá học: 6, 7

Phương pháp vật lý: 1, 2, 3.

Phương pháp hỗn hợp: 5

? Các loại thức ăn nào sử dụng phương pháp chế biến vi sinh, hoá học, vật lý, hỗn hợp.

HS: Trình bày: Phương pháp vi sinh là thức ăn giàu tinh bột. Phương pháp hoá học là thức ăn tổng hợp, thức ăn nhiều xơ. Phương pháp vật lý là thức ăn thô xanh, thức ăn hạt, có chất độc hại, khó tiêu.

HS: Quan sát hình 6, 7 SGK, đọc nghiên cứu thông tin.

GV: Yêu cầu HS làm bài tập trang 106

HS điền: Làm khô, ủ xanh.

? Có các phương pháp dự trữ thức ăn nào?

HS: Trả lời được 2 phương pháp làm khô và ủ xanh.

? Các phương pháp này áp dụng với loại thức ăn nào?

HS: Trả lời.

? Theo em ở địa phương phương pháp dự trữ thức ăn nào hay được dùng nhất? Cho ví dụ.

HS: Nhận biết từ thực tế cuộc sống: phơi rơm, thái lát sắn, khoai rồi phơi khô.

1. Các phương pháp chế biến thức ăn.

- Phương pháp vật lý

- Phương pháp vi sinh

- Phương pháp hoá học.

* Kết luận

(Sgk/ 105 )

2. Các phương pháp dự trữ thức ăn.

- Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy (điện, than ).

- Dự trữ thức ăn ở dạng nước (ủ xanh ).

Hoạt động3: luyện tập:5p

* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Phương thức:

GV: Đưa ra câu hỏi:

1) Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

2) Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

HS: Đứng tại chỗ trả lời

* Gợi ý sản phẩm:

1) Phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi để:

- Làm tăng mùi vị tăng tính ngon miệng của vật nuôi

- Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng

- Khử bỏ chất độc hại

- Giữ thức ăn lâu hỏng

- Đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi

2) Phương pháp thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước talà dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy (điện, than ).

Hoạt động 4:Vận dụng và mở rộng:2p

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập

- Phát triển năng lực tự học.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy tìm một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn ở địa phương.

HS: Tự làm ở nhà

* Gợi ý sản phẩm: HS tự đưa ra câu trả lời

IV. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Ngày ... Tháng ....Năm

Ký Duyệt