Giáo án Công nghệ 7 Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng (tiếp theo) mới nhất

Ngày soạn://Ngày.......tháng......năm.......

Ngày dạy:.... .............. Lớp:BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT

TIẾT 29:BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức. Biết được ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng.

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

- Chỉ ra được mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh, nuôi rừng có hiệu quả.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát rút ra nhận xét

3. Thái độ: Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.

- Có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng; tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm Luật Bảo vệ rừng ở địa phương. tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, làm mất rừng, mất dần động vật quý hiếm.

- Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng, khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loài có tên trong sách đỏ.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

GV: Tranh ảnh, bảng phụ

HS: Tìm hiểu các phương pháp bảo vệ rừng ở địa phương

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

A. Hoạt động tạo tình huống học tập:

* Mục tiêu:-Biết được các biện pháp bảo vệ rừng ở nước ta. Đề xuất được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ rừng

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Thảo luận về các hình ảnh sau và cho biết các bức ảnh muốn nói về vấn đề gì liên quan đến rừng.

Ảnh đính kèm

- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả

- Đánh giá nhận xét

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Rừng nư­ớc ta đang giảm mạnh về số lượng và chất l­ượng, chính các hoạt động của con ngư­ời chính là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng gây ra nhiều thảm hoạ như­ lũ quét, hạn hán … Bảo vệ rừng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống cộng đồng dân cư­. Bài học này giúp ta hiểu biết đ­ược cơ bản về bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

1. Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ khoanh nuôi rừng

* Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

? Em hãy cho biết tình hình rừng hiện nay của nước ta?

HS: Rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ giảm, diện tích đồi trọc đất hoang ngày càng ra tăng.

? Ý nghĩa của việc bảo vệ khoanh nuôi rừng?

- Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.

2. Hoạt động 2:Tìm hiểu về việc bảo vệ rừng

* Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

? Bảo vệ rừng nhằm mục đích gì?

? Tài nguyên rừng gồm các thành phần nào?

? Để đạt mục đích trên phải áp dụng triệt để các biện pháp nào để bảo vệ rừng?

GV: Hư­ớng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi sau:

? Theo em các hoạt động nào của con ng­ười đư­ợc coi là lấn chiếm tài nguyên rừng?

? HS tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào?

? Những đối t­ượng nào đ­ược kinh doanh rừng?

GV: Dẫn dắt để đến kết luận về biện pháp bảo vệ rừng.

1. Mục đích.

- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

2. Biện pháp.

- Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.

- Kinh doanh đất rừng phải đ­ược nhà nư­ớc cho phép.

- Chủ rừng và chính quyền địa phương phải có kế hoạch và biện pháp về: phòng chống cháy rừng, định canh, định cư, chăn nuôi gia súc.

3. Hoạt động 3:Tìm hiểu về khoanh nuôi phục hồi rừng

* Mục tiêu:

- Học sinh biết được mục đích đối tượng và biện pháp khoanh nuôi rừng.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

? Khoanh nuôi, phục hồi rừng nhằm mục đích gì?

? Những đối t­ượng nào đ­ược khoanh nuôi?

GV: Cả 3 đối tư­ợng trên phải có cây tái sinh

? Để khoanh nuôi, phục hồi rừng bằng các biện pháp nào?

GV: Phân tích các biện pháp kỹ thuật đã ghi trong SGK.

? Em hãy cho biết vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi, phục hồi rừng đ­ược không? Tại sao?

HS: Thảo luận, trả lời

GV: Nhận xét, KL

1. Mục đích:

- Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lư­ợng cao.

2. Đối t­ượng khoanh nuôi.

- Đất đã mất rừng và n­ương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

- Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm.

3. Biện pháp

- Bảo vệ: Cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy.

- Phát dọn dây leo, bụi dậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.

- Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn.

C. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Phương thức:

GV: Treo bảng phụ với bài tập nh­ư sau: So sánh bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

Nội dung so sánh

Bảo vệ rừng

Khoanh nuôi rừng

1. Khác nhau

a. Mục đích

b. Đối tượng

c. Biện pháp chính

2. Giống nhau

HS: Hoạt động nhóm làm vào phiếu học tập

* Gợi ý sản phẩm: Phiếu học tập của các nhóm

D. Vận dụng và mở rộng:

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống trong thực tế.

- Phát triển năng lực hợp tác

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Giải quyết tình huống sau: Quê An ở một bản miền núi. Đời sống của người dân ở đây rất nghèo, nhiều gia đình không đủ gạo ăn, nhiều bạn phải bỏ học để giúp bố mẹ. Ngươi dân trong bản vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy khiến đất đai trở nên cằn cỗi, hạn hán, lũ lụt ngày càng khắc nghiệt. Nếu là An em sẽ nói gì với bố mẹ và người dân trong bản để có thể giải quyết các vấn đề này?

HS: Các nhóm thảo luận

* Gợi ý sản phẩm: HS các nhóm đưa ra được các cách giải quyết.

IV. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................