Giáo án Công nghệ 7 Bài 17&18. Thực hành: Xử lí hạt giống bằng nước ấm - Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống mới nhất

Tuần Ngày soạn:

TiếtNgày dạy:

BÀI 17, 18 : XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG

I/ Mục tiêu :

1/ Kiến thức:

-Biết được cách xử lí hạt giống bằng nước ấm theo đúng quy trình.

-Làm được các thao tác trong quy trình xử lý.

-Biết cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

-Làm được các thao tác trong quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

2/ Kỹ năng: quan sát, nhận biết.

3/ Thái độ: ý thức cẩn thận chính xác.

II/ Chuẩn bị.

-Mẫu hạt giống ngô và lúa (mỗi loại 0,3-0,5 kg/nhóm)

-Nhiệt kế : 1 cái/nhóm.

-Tranh vẽ về quá trình xử lý hạt giống.

-Nước nóng, xô đựng nước loại nhỏ, rổ.

-Khay, giấy thấm nước, vải khô, kẹp.

III/ Phương pháp:

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài thực hành.

-GV: Phân chia các nhóm và nơi thực hành cho từng nhóm.

-Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt được: làm được thao tác xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống;xử lí hạt giống bằng nước ấm đối với các loại giống lúa, ngô , đỗ …

-Kiểm tra 1-2 HS về mục đích của bài học.

Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành.

-GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

-Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Hoạt động 3 : Thực hành theo quy trình

*Xử lí hạt giống bằng nước ấm

-Bước 1 : GV giới thiệu từng bước quy trình xử lí hạt giống bằng nước ấm và làm mẫu cho HS quan sát, kết hợp việc trình bày bằng tranh vẽ trên bảng về quy trình xử lí hạt giống .

-Bước 2 : HS thực hành theo nhóm đã được phân công, tiến hành xử lí 2 hạt giống lúa và ngô theo các bước đã hướng dẫn, GV theo dõi các nhóm thực hành, sửa chữa uốn nắn các sai sót của HS.

*Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

-Bước 1 : GV giới thiệu từng bước quy trình Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống và làm mẫu cho HS quan sát.

-Bước 2 : HS thực hành theo nhóm đã được phân công, tiến hành theo các bước đã hướng dẫn, GV theo dõi các nhóm thực hành, sửa chữa uốn nắn các sai sót của HS.

+Sau khi thực hành xong, các đĩa khay đựng hạt được xếp vào một nơi quy định , bảo quản và chăm sóc cẩn thận để theo dõi sự nảy mầm của hạt trong một thời gian nhất định.

+Hướng dẫn HS theo dõi hạt nảy mầm và tính toán kết quả theo công thức ghi trong SGK.

Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả

-HS thu dọn vật liệu, thiết bị, làm vệ sinh nơi thực hành.

-Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành :

+Sự chuẩn bị các vật tư, thiết bị có đầy đủ không.

+Có làm đúng các bước theo quy trình không.

+Kết quả thực hành

- GV nhận xét giờ học về sự chuẩn bị, quá trình thực hành, kết quả thực hành của các nhóm và cả lớp, nêu lên những ưu, nhược điểm. Sau đó dựa vào kết quả và quá trình thực hành của HS , cho điểm 1-2 nhóm điểm hình.

Hoạt động 5 : Hướng dẫn chuẩn bị bài học sau

Nhắc nhở HS đọc trước bài 19 SGK.

IV/ Rút kinh nghiệm:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................