Giáo án Công nghệ 7 Bài 11. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng mới nhất

Tuần Ngày soạn:

Tiết Ngày dạy:

BÀI 11:SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng

- Nắm được cách bảo quản hạt giống

2/ Kỹ năng: Quan sát, nhận biết so sánh

3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loại giống cây trồng nhất là giống quý, đặc sản

II. Chuẩn bị:

1/ GV: Sơ đồ 3 phóng to/ 26, Hình vẽ 15, 16, 17 SGK/ 27

2/ HS: Đọc trước bài 11, Nhớ lại kiến thức cũ Sinh học lớp 6

TG

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Tìm hiểu nắm được sản xuất giống cây trồng bằng hạt:

- GV yêu cầu HS nghiên sgk, trả lời.

- Cho HS tự nghiên cứu SGk, trả lời.

H/ Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?

- GV treo bảng phụ 3/ SGK/ 26 cho HS quan sát

H/ Quy trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành qua mấy bước?

H/ Nội dung công việc bước thứ 1?

H/ Tại sao phải phục tráng giống?

H/ Nội dung công việc bước thứ 2?

H/ Qua sơ đồ em cho biết nội dung của bước thứ 3?

H/ Bước thứ 4 làm gì?

GV: Hạt giống siêu nguyên chủng có số lượng ít nhưng chất lượng cao (độ thuần khiết cao, không bị sâu bệnh…)

H/ Hạt giống siêu chủng là như thế nào?

I/ Sản xuất giống cây trồng:

1/ Mục đích:

Tạo ra nhiều hạt giống và cây con giống tốt cung cấp cho sản xuất đại trà

2/ Phương pháp:

a/ Sản xuất hạt giống:

Gồm 4 bước:

- Bước 1:Phục tráng giống.

- Bước 2:Tạo hạt giống siêu nguyên chủng.

- Bước 3: Tạo hạt giống nguyên chủng.

- Bước 4: Tạo hạt giống cung cấp cho sản xuất đại trà.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nắm được sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

GV treo hình vẽ 15, 16, 17 SGK/ 27

HS: Quan sát, tra lời câu hỏi.

H/ Qui trình giâm cành gồm những công đoạn nào?

- Các em nhớ lại kiến thức Sinh học lớp 6

H/ Thế nào là giâm cành?

H/ Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá ?

H/ Thế nào là chiếtcành?

H/ Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilon bó kín bầu đất?

H/ Thế nào là ghép mắt?

H/ Ghép mắt thường ở những cây nào?

ð GV kết luận giâm cành, chiết cành, ghép mắt

- GV cho HS điền vào vở bài tập giâm cành, chiết cành, ghép mắt.

2/ Sản xuất cây con giống bằng nhân giống vô tính :

- Giâm cành:tách 1 đoạn thân hoặc cành cây mẹ giâm vào đất ẩm cho ra rễ tạo thành cây con mới.

VD: mía, mì, sắn dây ,rau lang, rau muống…

- Chiết cành:ngay trên cây mẹ tạo cho cành ra rễ thành cây con mới

VD:hoa hồng,sapoche…

- Ghép mắt:lấy mắt của cây thuộc giống này ghép vào thân của cây thuộc giống khác(gốc ghép)

Hoạt động 2: Tìm hiểu nắm được các điều kiện bảo quản hạt giống cây trồng :

- GV cho HS đọc phần II SGK/ 27.

- HS Nghiên cứu sgk trả lời.

H/ Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì?

H/ Muốn bảo quản hạt giống tốt phải đảm bảo những yêu cầu gì?

H/ Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch không lẫn tạp chất?

H/ Nơi cất giữ hạt giống như thế nào?

H/ Trong quá trình bảo quản ta phải kiểm tra như thế nào?

H/ Dụng cụ gì bảo quản hạt giống?

ð GV nhận xét rút ra kết luận

II/ Bảo quản hạt giống cây trồng:

1/ Mục đích:

Giữ gìn và duy trì chất lượng hạt giống

2/ Yêu cầu:

- Hạt giống phải khô, chắc, không bị sâu bệnh, lẫn tạp.

- Nơi cất giữ phải khô ráo, thoáng mát.

- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt… để kịp thời xử lí .

3/ Phương pháp:

- Bảo quản trong chum,vại,bao nilon:hạt đậu

- Bảo quản trong nhà kho: lúa, ngô.

- Bảo quản trong hầm lạnh

III. Hoạt động dạy học:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

H/ Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?Một giống cây trồng tốt phải đảm bảo những tiêu chí nào?

H/ Nêu phương pháp chọn lọc và phương pháo lai tạo giống cây trồng

3/ Giảng bài mới:

a/ Giới thiệu bài: Ở bài trước chúng ta đã biết giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nông sản. Muốn có nhiều hạt giống cây tốt phục vụ sản xuất đại trà. Chúng ta phải biết quy trình sản xuất giống và làm tốt công tác bảo quản giống cây trồng. Để hiểu rõ hơn hôm nay cô và các em nghiên cứu bài mới.

b/ Phát triển bài:

4/ Củng cố

- Gọi 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ

- Gắn bìa giấy vào sơ đồ 3 SGK/ 26

5/ Dặn dò:

-Đọc trước bài 12.

-Quan sát một số cây bệnh sâu phá hại

6/ Rút kinh nghiệm:

........................................................................................................................ ......................

........................................................................................................................ ......................

........................................................................................................................ ......................