Ngày soạn://:
Ngày dạy:.... .............. Lớp:
TIẾT 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng.
- Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi, môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:
GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:
Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p
* Mục tiêu:
- Nêu được kq biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua
đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
* Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
1)Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
2) Theo em những thành phần dinh dưỡng được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả
- Đánh giá nhận xét
* Gợi ý sản phẩm:
1) Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng là nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.
2) Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới
Hoạt động2: hình thành kiến thức:33p
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
* Mục tiêu:
- Biết được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
Phương thức |
Gợi ý sản phẩm |
GV: Yêu cầu HS đọc bảng SGK và thông tin 1 và 2 SGK trang 102 HS: Đọc bảng và thông tin ? Có 1 kg thịt mông lợn em hãy cho biết phần nào là prôtin, phần nào là lipit? HS: Phần mỡ là lipit, phần nạc là prôtein. ? Vật nuôi ăn lipit vào dạ dày, đến ruột và biết đổi thành chất gì? HS: Thành glyxerin + axit béo ? Vật nuôi ăn prôtein vào dạ dày, ruột, biến đổi thành chất gì? HS: Thành axít amin. ? Em hãy lấy một số ví dụ về thức ăn vật nuôi là gluxit? HS: Gạo, ngô, khoai, sắn. ? Vật nuôi ăn gluxit vào dạ dày, ruột, biến đổi thành chất gì? HS: Thành Gluco. ? Các thành phần H2O, khoáng và các vitamin biến đổi như thế nào khi qua cơ quan tiêu hoá của vật nuôi? HS: Không biến đổi. GV: Yêu cầu hs hoàn thành phiếu học tập số 1 điền khuyết. HS: Điền được: 1. axít amin; 2. Glyxerin và axitbéo; 3. Gluxit; 4. Ion khoáng. |
1. Hãy đọc, biểu bảng tóm tắt về sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sau: + Sự tiêu hoá thức ăn vật nuôi. - Qua đường tiêu hoá của vật nuôi thức ăn Protêin biến đổi thành axit amin. - Lipit biến đổi thành Glyxêrin và axit béo - Gluxit biến đổi thànhGlucô ( đường ). - Nước, khoáng, vitamin không biến đổi. + Sự hấp thụ thức ăn. Nước, khoáng, vitamin được hấp thụ qua ruột vào máu Prôtêin được hấp thụ dưới dạng axit amin, Lipit được hấp thu dưới dạng glixêrin và axit béo. Gluxit hấp thụ dưới dạng gluco. 2. Em hãy dựa vào bảng trên, điền vào chỗ trống của các câu dưới đây có trong vở bài tập để thấy được kết quả của sự tiêu hoá thức ăn. - Axít amin - Glyxêrin, axít béo. - Gluxít. - Ion khoáng. |
Hoạt động2. 2: Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
* Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
- Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
Phương thức |
Gợi ý sản phẩm |
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và bảng 6 SGK tr 103. HS: Đọc thông tin nghiên cứu bảng 6. GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận (6 phút) theo phiếu học tập. HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. GV: Gọi 1- 2 nhóm báo cáo kết quả. HS: Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ xung |
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. - Thức ăn cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. - Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng. |
Hoạt động3: luyện tập:5p
* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Phương thức:
GV: Đưa ra câu hỏi:
1) Thức ăn vật nuôi được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
2) Nêu vai trò của thức ăn vật nuôi?
HS: Đứng tại chỗ trả lời
* Gợi ý sản phẩm:
1) Thức ăn vật nuôi được cơ thể vật nuôi tiêu hóa
- Protêin biến đổi thành axit amin.
- Lipit biến đổi thành Glyxêrin và axit béo
- Gluxit biến đổi thành Glucô ( đường ).
- Nước, khoáng, vitamin không biến đổi.
2) Vai trò:
- Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Cung cấp cho vật nuoi các chất dinh dưỡng để vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
Hoạt động 4:Vận dụng và mở rộng:2p
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập
- Phát triển năng lực tự học.
* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy tìm một số thức ăn vật nuôi là gluxit?
HS: Tự làm ở nhà
* Gợi ý sản phẩm: Gạo, ngô, sắn, khoai...
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày ... Tháng ....Năm
Ký Duyệt