Giáo án Công nghệ 7 Bài 31. Giống vật nuôi mới nhất

Ngày soạn://

Ngày dạy:.... .............. Lớp:

TIẾT 31:GIỐNG VẬT NUÔI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi.

- Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết

3. Thái độ: Có ý thức say sưa học tập về kĩ thuật chăn nuôi và biết vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 51,52,53 SGK

HS: Đọc SGK, xem hình vẽ

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

A. Hoạt động tạo tình huống học tập:

* Mục tiêu:

- Xác định được một giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi.

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Thảo luận về các hình ảnh sau và cho biết các bức ảnh muốn nói về giống vật nuôi nào?

 Ảnh đính kèm  

Ảnh đính kèm

- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả

- Đánh giá nhận xét

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

1. Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi:

* Mục tiêu: - Học sinh nắm được khái niệm giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

HS: Đọc một số ví dụ trong SGK, hoàn thành bài tập SGK

GV: Gọi 1 ¸ 2 HS nêu kết quả lớp nhận xét điền được:

1. Ngoại hình, 2. Năng suất, 3. Chất lượng.

? Kể tên một số giống vật nuôi khác mà em biết?

HS: Kể được một số giống vật nuôi như bò vàng, lợn móng cái, vịt siêu trứng,…

? Em có nhận xét gì về các giống vật nuôi?

HS: Chúng có cùng nguồn gốc (cùng giống), cùng ngoại hình, thể chất, năng suất, con non giống nhau và giống bố mẹ.

? Giống vật nuôi là gì?

HS: Trình bày khái niệm

HS: Làm bài tập trang 84

Tên giống vật nuôi

Đặc điểm ngoại hình dễ nhận b

ết

- Gà ri

- Lợn móng cái

- chân thấp, bé, lông màu đỏ thẫm, đen

- Thấp, bụng xệ, má nhăn.

? Em hãy nêu tiêu chí phân loại giống vật nuôi.

HS: Lấy ví dụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

GV: Phân tích cho học sinh thấy được cần có 4 điều kiện

1. Thế nào là giống vật nuôi.

- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.

2. Phân loại giống vật nuôi.

a) Theo địa lý

b) Theo hình thái ngoại hình

c) Theo mức độ hoàn thiện của giống.

d) Theo hướng sản xuất.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.

* Mục tiêu:

- Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Lấy ví dụ: Năng suất trứng của gà Lơgo 250 ¸ 270 quả/năm/con; gà ri 70 ¸ 90 quả/năm/con.

Năng suất sữa: Bò Hà Lan 5.500 ¸ 6.000 kg/chu kỳ ngày tiết sữa/con; Bò sin 1.400 ¸ 2.100 kg/chu kỳ ngày tiết sữa/con. Mặc dù các giống gà có cùng chế độ chăm sóc, các giống bò cũng có cùng điều kiện nuôi dưỡng.

? Em có nhận xét gì về năng suất trên?

HS: Trong cùng chế độ chăm sóc các giống khác nhau có năng suất khác nhau

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin. Cho biết ảnh hưởng của giống vật nuôi đến chất lượng ra sao?

HS: Chất lượng các giống khác nhau thì khác nhau.

GV: Cần làm cho học sinh thấy được giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chăn nuôi.

? Lấy ví dụ khác từ giống vật nuôi ở gia đình, địa phương.

1) Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

( Bảng 3 SGK )

2) Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

C. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Phương thức:

GV: Đưa ra câu hỏi:

1) Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ

2) Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi

HS: Suy nghĩ trả lời

* Gợi ý sản phẩm:

1) Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. VD: Gà tre, lợn lang hồng

2) Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

D. Vận dụng và mở rộng:

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập

- Phát triển năng lực tự học.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy tìm hiểu đặc điểm một số giống vật nuôi ở quê em:

Tên giống vật nuôi

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sx

(sp chăn nuôi)

HS: Tự làm ở nhà

* Gợi ý sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời

IV. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................