Ngày soạn://
Ngày dạy:.... .............. Lớp:
TIẾT 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết, so sánh
3. Thái độ: Tham gia tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi, môi trường sinh thái.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:
GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK
HS: Đọc SGK, xem sơ đồ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:
A. Hoạt động tạo tình huống học tập:
* Mục tiêu:
- Biết được k/n về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
* Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Thảo luận về các hình ảnh sau và cho biết các bức ảnh muốn nói về vấn đề gì?
- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả
- Đánh giá nhận xét
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Từ khi vật nuôi được hình thành đến khi vật nuôi sinh ra lớn lên và già đi trong quá trình đó vật nuôi trải qua một số quá trình biến đổi cả bên ngoài và bên trong đó là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
* Mục tiêu:
- Học sinh biết được khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Phương thức |
Gợi ý sản phẩm |
||||||||||||||||||
GV: Treo bảng phụ và phân tích cho học sinh thấy sự thay đổi về khối lượng của ngan con so với ngày tuổi. ? Lấy thêm ví dụ khác về sự dài ra, cao thêm của lợn HS: Đọc thông tin SGK quan sát hình 54 thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: ? Thế nào là sự sinh trưởng? ? Thế nào là sự phát dục? GV: Phân tích ví dụ sự sinh trưởngvà sự phát dục của buồng trứng để học sinh phân biệt được 2 quá trình này. GV: Gợi ý, học sinh phân tích sự phát triển tinh hoàn con đực. ? Cho học sinh làm bài tập vào vở các hiện tượng đã cho trong sách giáo khoa. Sau đó giáo viên củng cố lại khái niệm sinh trưởng và phát dục. ? Cho học sinh làm bài tập vào vở theo bảng mẫu ở SGK (GV dùng bảng phụ) HS: Hoạt động nhóm hoàn thành về những biến đổi của cơ thể vật nuôi HS: Trả lời các câu hỏi. GV: Nhận xét, KL GV: Yêu cầu Sự sinh trưởng là gì? ? Thế nào là sự phát dục? GV: Lấy ví dụ phân tích |
1. Sự sinh trưởng. - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. 2. Sự phát dục. - Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. - BảngSGK (T 87).
|
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
* Mục tiêu:
- Học sinh biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Phương thức |
Gợi ý sản phẩm |
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và tìm các yếu tố tác động? HS: Đọc thông tin, nêu được 2 yếu tố tác động. ? Chăm sóc thật tốt 1 con gà ri có khối lượng bằng con gà trọi được không? Tại sao? HS: Không. Do gen di truyền quyết định ? Muốn có năng suất cao phải làm gì? HS: Phải biết điều khiển chọn tạo giống tốt và có kỹ thuật nuôi tốt. |
- Yếu tố di truyền (bên trong) - Yếu tố ngoại cảnh (bên ngoài): Thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, khí hậu - Con người có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi theo ý muốn. |
C. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Phương thức:
GV: Đưa ra câu hỏi:
1) Sinh trưởng là gì? Phát dục là gì?
2) Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục?
HS: Suy nghĩ trả lời
* Gợi ý sản phẩm:
1) - Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
- Phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
2) - Yếu tố di truyền (bên trong)
- Yếu tố ngoại cảnh (bên ngoài): Thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, khí hậu
- Con người có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi theo ý muốn..
D. Vận dụng và mở rộng:
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập
- Phát triển năng lực tự học.
* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của vật nuôi.
- Kháng thể tự nhiên của cơ thể |
- Khả năng chống chịu rét |
- Kiểu gen |
- Khả năng chịu kham khổ |
- Khí hậu |
- Tiêm vacxin |
- Thức ăn |
- Chuồng trại |
HS: Tự làm ở nhà
* Gợi ý sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................