Giáo án Công nghệ 7 Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng mới nhất

Tuần Ngày soạn:

Tiết Ngày dạy:

ÔN TẬP HỌC KÌ I

Ngày dạy:.... .............. Lớp:BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT

CHƯƠNG II:KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

TIẾT 29:KHAI THÁC RỪNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác.

- Nêu được đặc điểm của mỗi loại khai thác rừng về lượng chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng, đồng thời phân biệt khai thác dần và khai thác chọn, khai thác trắng và khai thác dần. Nêu và giải thích điều kiện để thực hiện khai thác trắng, lợi ích của việc khai thác trắng đúng kĩ thuật.

- Nêu và giải thích được tại sao ở nước ta hiện nay chỉ được khai thác chọn và lượng gỗ không được quá 35% lượng gỗ khu rừng khai thác.

- Nêu được các biện pháp quan trọng để phục hồi rừng nói chung và ở nước ta nói riêng.

2. Kĩ năng: Có kỹ năng trong việc khai thác rừng

3. Thái độ: Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.

- Có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng; tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm Luật Bảo vệ rừng ở địa phương. tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, làm mất rừng, mất dần động vật quý hiếm.

- Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng, khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loài có tên trong sách đỏ.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

GV: Tranh ảnh, bảng phụ

HS: Tìm hiểu các phương pháp khai thác rừng ở địa phương

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

A. Hoạt động tạo tình huống học tập:

* Mục tiêu:-Biết được các hình thức khai thác rừng ở nước ta. Đề xuất được việc nên làm và không nên làm khi khai thác rừng

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Thảo luận về các hình ảnh sau và cho biết các bức ảnh muốn nói về vấn đề gì liên quan đến rừng.

Ảnh đính kèm

- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả

- Đánh giá nhận xét

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Công việc khai thác rừng thời gian qua đã làm cho rừng suy giảm mạnh cả về diện tích, chủng loại cây, chất l­ượng rừng. Nguyên nhân cơ bản: khai thác bừa bãi, không đúng các chỉ tiêu, kĩ thuật, khai thác rừng không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

1. Hoạt động 1:Tìm hiểu các loại khai thác rừng

* Mục tiêu:

- Học sinh phân biệt được các loại khai thác rừng.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Dùng bảng phụ lập bảng chi tiêu kĩ thuật các loại khai thác rừng.

? Thế nào là khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn?

? Cách phục hồi sau khi khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn ?

? Dựa vào bảng trên hãy so sánh các điểm giống nhau và khác nhau về các chỉ tiêu và kĩ thuật của các loại khai thác rừng?

? Tại sao không đ­ược khai thác trắng rừng ở nơi có độ dốc lớn hơn 150, nơi rừng phòng hộ ?

? Khai thác trắng nh­ưng không trồng rừng ngay có tác hại gì ?

HS: Thảo luận nhóm với nội dung các câu hỏi trên.

HS: Trả lời các ý kiến, các ý kiến khác bổ sung.

GV: Nhận xét, kết luận.

Loại khai thác rừng

Các đặc điểm chủ yếu

Lượng cây chặt hạ

Thời gian chặt hạ

Cách phục hồi rừng

Khai thác trắng

Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần.

Trong mùa khai thác gỗ (<1

năm).

Trồng rừng .

Khai thác dần

Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác.

Kéo dài 5 đến 10 năm.

Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.

Khai thác chọn

Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh

Không hạn chế thời gian.

Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.

2. Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam.

* Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: H­ướng dẫn HS tìm hiểu tình trạng rừng hiện nay về:

? Diện tích rừng tự nhiên hiện nay như­ thế nào?

? Chất l­ượng rừng cây gỗ tốt(lim, táu…) tr­ước đây so với hiện nay nh­ư thế nào?

? Rừng gỗ tốt và sản lư­ợng cao chỉ còn ở những vùng nào?

? Xuất phát từ tình hình rừng trên đây, việc khai thác rừng ở nư­ớc ta hiện nay nên theo các điều kiện nào?

GV: Dùng bảng phụ và yêu cầu HS điền vào nội dung thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

+ Rừng còn gỗ khai thác chủ yếu nơi có độ dốc ….

+ Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng….

? Các điều kiện khai thác rừng trên đây nhằm mục đích gì?

HS: Hoạt động nhóm.

Đại diện từng nhóm trả lời.

GV: Nhận xét, kết luận

+ Chỉ đ­ược khai thác chọn không được khai thác trắng.

+ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.

+ L­ượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% l­ượng gỗ của khu rừng khai thác.

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phục hồi rừng sau khai thác.

* Mục tiêu:

- Học sinh biết được các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác rừng.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: H­ướng dẫn HS tìm hiểu tình hình rừng sau mỗi loại khai thác( thực vật, đất…) và biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác?

? Tình hình rừng sau khi khai thác trắng nh­ư thế nào? Biện pháp phục hồi ra sao?

? Tình hình sau khi khai thác chọn và khai thác dần như­ thế nào? Biện pháp phục hồi như­ thế nào? Bằng các biện pháp cụ thể nào?

HS: Hoạt động nhóm.

Đại diện từng nhóm trả lời.

GV: Nhận xét, kết luận

+ Rừng đã khai thác trắng.

- Trồng rừng để phục hồi lại rừng.

- Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.

+ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn.

- Phải thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi

C. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Phương thức:

GV: Treo bảng phụ với bài tập nh­ư sau: Em hãy chọn đúng (Đ), sai (S):

1. Khai thác dần là mỗi ngày chặt bớt 1 số cây, sau một số năm sẽ khai thác tiếp

2. Khai thác trắng là chặt đến đâu hết đến đó, để sau 1 số năm sé khai thác hết.

3. Khai thác dần tạo điều kiện thuận lợi cho rừng TSTN tốt hơn khai thác trắng.

HS: Suy nghĩ trả lời

* Gợi ý sản phẩm: 1. Đ; 2. S; 3. Đ

D. Vận dụng và mở rộng:

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để đưa ra được các biện pháp quan trọng để phục hồi rừng nói chung và ở nước ta nói riêng.

- Phát triển năng lực tự học

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm: Tìm hiểu thêm các phương pháp phục hồi rừng ở nước ta

* Gợi ý sản phẩm: HS đưa ra được các biện pháp phục hồi rừng.

IV. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................