Giáo án Công nghệ 7 Bài 37. Thức ăn vật nuôi mới nhất

Ngày soạn://

Ngày dạy:.... .............. Lớp:

TIẾT 37:   THỨC ĂN VẬT NUÔI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi

- Kể ra được tên một số thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được các loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm

- Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi

- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vậtnuôi

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết

3. Thái độ: Tham gia tích cực trong việc lựa chọn, nuôi d­ưỡng, chăm sóc vật nuôi ở gia đình và địa phương

- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trư­­ờng chăn nuôi, môi tr­ường sinh thái

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo

HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p

* Mục tiêu:

- Phân biệt được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Theo em muốn phát triển đư­ợc vật nuôi, chúng ta phải làm gì?

- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả

- Đánh giá nhận xét

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất ra sản phẩm: thịt, trứng, sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng ntn? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua nội dung bài: “Thức ăn vật nuôi”.

Hoạt động2: hình thành kiến thức:33p

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nguồn gốc thức ăn vật nuôi:

* Mục tiêu:

- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi

- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

- Hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

? Trong chăn nuôi thường có những loại vật nuôi nào?

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 63 SGK. Cho biết vật nuôi đang làm gì?

HS: Quan sát và trả lời.

? Hãy kể tên các loại thức ăn của trâu, bò, lợn, gà?

HS: Trâu ăn cỏ, rơm; lợn ăn cám, bã, thức ăn hỗn hợp; gà ăn ngô, lúa, côn trùng.

? Tại sao trâu bò không ăn thịt, cá như lợn, lợn lại không ăn được rơm khô như trâu bò?

HS: Trâu bò tiêu hoá được thức ăn xơ

nhờ hệ VSV trong dạ cỏ trâu bò.

GV:Yêu cầu HS đọc thông tin hình 64 SGK cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi?

HS: Quan sát hình 64 tìm nguồn gốc của thức ăn, phân loại.

1. Thức ăn vật nuôi.

- Các loại vật nuôi: Trâu, lợn và gà…

- Trâu bò ăn được rơm vì có hệ sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.

- Gà ăn thóc rơi vãi trong rơm, còn lợn không ăn được vì không phù hợp với sinh lý tiêu hoá

KL: Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng.

2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.

- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

* Mục tiêu:

- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vậtnuôi - Hình thành năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát bảng 4 SGK trang 100. Em hiểu gì về bảng 4?

HS: Đọc thông tin nghiên cứu bảng 4 nhận xét được thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn khác nhau là khác nhau.

? Hãy nhận xét nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng?

HS: Nguồn gốc thực vật: Rau muống, khoai lang, rơm, lúa ngô bắp. Nguồn gốc động vật: Bột cá

? Em có nhận xét gì về thành phần dinh dưỡng của 1 loại thức ăn.

HS: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng của 1 loại thức ăn không giống nhau.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 65 hoạt động nhóm và cho biết tên các loại thức ăn?

HS: Quan sát dựa vào thông tin bảng 4 nêu được:

a. Rau muốngd. Ngô hạt

b. Rơm lúae. Bột cá

c. Củ khoai lang

GV: Yêu cầu HS kết luận về thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi?

- Trong bảng có 5 loại thức ăn.

+ Thức ăn động vật giàu Prôtein: bột cá.

+ Thức ăn thực vật: Rau xanh

+ Thức ăn củ: Khoai lang

+ Thức ăn có hạt: Ngô

+ Thức ăn xơ: Rơm, lúa.

- Trong thức ăn đều có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.

- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau.

Hoạt động3: luyện tập:5p

* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Phương thức:

GV: Đưa ra câu hỏi:

1) Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.

2) Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?

HS: Đứng tại chỗ trả lời

* Gợi ý sản phẩm:

1) Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.

2) Trong thức ăn đều có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.

Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng:2p

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập

- Phát triển năng lực tự học.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy tìm hiểu thêm xem các loại vật nuôi như dê, cừu.. vì sao chúng lại ăn được cỏ, rơm

HS: Tự làm ở nhà

* Gợi ý sản phẩm: Vì dạ dày của các vật nuôi trên gồm 4 túi, một trong 4 túi đó là dạ cỏ. Trong dạ cỏ có nhiều VSV sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa cỏ, rơm của chúng được thuận lợi.

IV. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Ngày ... Tháng ....Năm

Ký Duyệt